Nuri - tên lửa đẩy vệ tinh đầu tiên do Hàn Quốc tự phát triển - đã được phóng thành công chiều tối 25-5. Chỉ 7 nước trên thế giới hiện có năng lực này.
Tên lửa Nuri được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc lúc 18h24 ngày 25-5 giờ địa phương. Trục trặc kỹ thuật khiến việc phóng bị hoãn một ngày trước đó.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không giấu được sự vui mừng sau vụ phóng thành công. Ông nhấn mạnh đây là cột mốc đưa Hàn Quốc vào danh sách 7 quốc gia có khả năng đưa vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy tự phát triển.
"Điều này sẽ khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn nhận về công nghệ khoa học vũ trụ và ngành công nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc", Tổng thống Yoon phát biểu.
Bộ trưởng Khoa học và công nghệ thông tin Hàn Quốc Lee Jong Ho cho biết tên lửa Nuri mang theo 8 vệ tinh trong vụ phóng lần này. Một trong số đó đã liên lạc với trạm mặt đất đặt tại Nam Cực sau khi tách khỏi tên lửa.
Nhà chức trách đang kiểm tra các vệ tinh còn lại. Được biết, đây là vụ phóng vệ tinh thương mại đầu tiên bằng tên lửa đẩy Nuri. Hồi tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã phóng một tên lửa Nuri khác để đưa các vệ tinh giả vào quỹ đạo.
Nuri chỉ sử dụng công nghệ tên lửa của Hàn Quốc và là phương tiện phóng lên vũ trụ đầu tiên của quốc gia này được sản xuất trong nước. Hàn Quốc dự kiến sẽ có thêm ba chuyến bay nữa vào năm 2027.
Tên lửa Nuri được xem là điểm mấu chốt trong các kế hoạch đầy tham vọng của Seoul. Xứ kim chi đang đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới 6G, vệ tinh tình báo và thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.
Trong cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, các vụ phóng tên lửa vũ trụ từ lâu đã là một vấn đề nhạy cảm. Triều Tiên đang chuẩn bị phóng vệ tinh gián điệp quân sự đầu tiên của mình.
Tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã phê duyệt những bước chuẩn bị cuối cùng cho một vụ phóng vệ tinh, song không nêu chi tiết thời điểm vụ phóng diễn ra.
Seoul cũng đã có kế hoạch phóng các vệ tinh quân sự, nhưng loại trừ việc sử dụng tên lửa Nuri cho mục đích này.
Ngày 25/06, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra buổi tọa đàm 'Bí quyết cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên AI'. Theo ông Mai Xuân Việt, Giám đốc Quản trị Chuyển Đổi, ngân hàng MSB, việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng diễn ra hàng ngày đối với các ngành hàng khác nhau, thậm chí gần gũi hơn chúng ta nghĩ nhiều. Ông lấy ví dụ ngay cả các chủ cửa hàng trà đá cũng có thể nhớ rất rõ khách hàng cũng như nhu cầu của họ để đáp...
Các nhà khoa học đề xuất xây hai hồ chứa dung tích 1 tỷ và 1,5 tỷ m3 nước tại Đồng Tháp và Hậu Giang, cung cấp nước ngọt cho các tỉnh Tây Nam Bộ.
Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt Trăng gần đây thất bại.
Từ Hi thái hậu nắm quyền cai trị và kiểm soát đất nước suốt 47 năm vào cuối triều đại nhà Thanh. Ở thời đại phong kiến, việc một người phụ nữ đạt đến đỉnh cao quyền lực và nắm giữ trong gần nửa thế kỷ cho thấy, năng lực của bà quả thực không hề tầm thường. Tuy nhiên, Từ Hi thái hậu cũng nhận được không ít lời phản đối bởi lối sống xa hoa của mình. Sau khi bà qua đời, nhiều truyền thuyết và bí ẩn đã được kể lại, trong đó 6 bí ẩn dưới đây được cho...
Giáo sư Joseph Dituri của Đại học Nam Florida đã phá kỷ lục thế giới hiện có về thời gian ở dưới nước lâu nhất.
Theo Cục phó Cục Cảnh sát giao thông, người trúng đấu giá cả ba biển số được coi là 'hot' với các mức 13 tỉ, 14,12 tỉ và 32,34 tỉ đến nay đều chưa nộp tiền mà vẫn đang liên hệ với cục để 'tìm hiểu các bước tiếp theo'.
Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lễ hội tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng ôtô công trái quy định, người sử dụng có thể bị phạt nặng.
Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM kêu gọi các quỹ đầu tư tham gia chương trình hỗ trợ, ươm tạo startup với vai trò đối ứng tài chính và các hoạt động chuyên môn khác.
Tenacity, máy bay vũ trụ vận chuyển hàng hóa cho trạm ISS, bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho vụ phóng đầu tiên cuối năm 2024.