Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã 'sẵn đòn' |
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định, nước này đã sẵn sàng các biện pháp đối phó hiệu quả với sự hợp tác của Nga và Triều Tiên trong lĩnh vực quân sự. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc) |
Theo Mỹ và Hàn Quốc, binh lính Triều Tiên đã được triển khai và tham chiến ở tiền tuyến phía Tây tỉnh Kursk của Nga. Cả Bình Nhưỡng và Moscow đều không lên tiếng xác nhận.
Tin liên quan |
Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ' |
Tổng thống Yoon Suk Yeol cảnh báo khả năng Moscow chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Bình Nhưỡng, đồng thời bày tỏ lo ngại việc quân đội Triều Tiên tích lũy kinh nghiệm chiến đấu mới tại Ukraine.
Ngày 14/11, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nha, ông Yoon nhấn mạnh, Seoul đã sẵn sàng các biện pháp đối phó hiệu quả, bao gồm tăng viện trợ cho Ukraine, nếu Triều Tiên và Nga không chấm dứt "cuộc phiêu lưu quân sự nguy hiểm".
Cùng ngày, một quan chức giấu tên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay, chính phủ nước này sẽ thực hiện các biện pháp "hiệu quả và từng bước dựa trên nguyên tắc bình tĩnh và kỷ luật" đối với việc Triều Tiên đưa quân sang hỗ trợ Nga.
Trong diễn biến khác, cũng trong ngày 14/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo, Ngoại trưởng nước này Cho Tae-yul và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken sẽ có cuộc hội đàm vào sáng 15/11 (giờ Seoul) bên lề Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima (Peru).
Trọng tâm cuộc hội đàm dự kiến xoay quanh việc phối hợp đối phó với thông tin quân đội Triều Tiên được triển khai tới Nga hỗ trợ chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hai bên cũng dự kiến thảo luận về việc củng cố liên minh song phương trong bối cảnh Mỹ sắp chuyển giao chính quyền.
Cũng tại Lima, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ tổ chức một cuộc gặp ba bên với người đồng cấp Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru bên lề Diễn đàn APEC.
Việc Ukraine gia nhập EU sẽ phải mất một số năm nữa. Ukraine cũng để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình với Nga.
Tiếng súng đã vang lên ở phía nam Khartoum khi đại diện từ các bên liên quan nỗ lực đàm phán ở Saudi Arabia với hy vọng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ba tuần khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Tại cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định rõ lập trường chính thức của nước này về vụ việc khinh khí cầu.
Ngày 20/2, Thủ tướng CHDC Congo Sama Lukonde Kyenge đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Felix Tshisekedi, dẫn đến việc giải tán chính phủ của ông.
Ngày 28/6, nhằm đẩy mạnh sản xuất vũ khí trong nước và tăng cường tính minh bạch, Kiev đã bổ nhiệm ông Herman Smetanin làm người đứng đầu của Ukroboronprom - nhà sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự chiến lược thuộc sở hữu nhà nước Ukraine.
Ngày 1/2, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho biết, nước này có thể đưa máy bay tới Biển Đỏ để tham gia sứ mệnh hải quân Aspides của Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo vệ tàu buôn khỏi các cuộc tấn công từ Houthi.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon.
Người dân thị trấn Horne Saliby, tỉnh Trnava, Slovakia vẫn lưu giữ những tấm ảnh kỷ niệm quý giá về chuyến thăm của Bác Hồ tới đây vào năm 1957, khẳng định rằng, được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh là vinh dự lớn cho địa phương.
Cơ quan y tế Dải Gaza nói đòn tập kích của Israel trúng trường học ở miền bắc khiến 22 người chết, trong khi Tel Aviv nói họ nhắm vào trung tâm chỉ huy của Hamas.