Hàn Quốc nói Triều Tiên sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng nếu dùng vũ khí hạt nhân, sau khi Bình Nhưỡng dọa đáp trả Washington đưa tàu ngầm đến bán đảo.
"Trong trường hợp Triều Tiên tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ - Hàn, họ sẽ lập tức đối mặt sự đáp trả kiên quyết, áp đảo và tức thì từ liên minh", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm nay, thêm rằng hành động đó sẽ dẫn đến sự "kết thúc" của Triều Tiên.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun-nam ngày 20/7 nói việc Mỹ triển khai tàu ngầm chiến lược tới Hàn Quốc "có thể đáp ứng điều kiện" sử dụng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông Kang cũng cáo buộc Mỹ leo thang căng thẳng trong khu vực.
Tàu ngầm chiến lược USS Kentucky của Mỹ hồi đầu tuần đã cập cảng thành phố Busan, phía nam Hàn Quốc. Đây là tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân (SSBN) lớp Ohio. Mỹ thường giữ bí mật tối đa điểm đến của tàu ngầm hạt nhân chiến lược và chỉ công khai cảng chúng ghé thăm khi muốn phát thông điệp răn đe. Lần gần nhất Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Hàn Quốc là năm 1981.
Hàn Quốc cho biết việc Nhóm Tham vấn Hạt nhân Mỹ - Hàn họp lần đầu trong tuần và tàu ngầm SSBN được triển khai là các biện pháp phòng vệ "chính đáng" trước những mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên. Hàn Quốc cũng bác bỏ cáo buộc của Triều Tiên cho rằng liên minh Washington - Seoul tạo ra mối đe dọa đến nước này.
Căng thẳng giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang, trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiếp tục phóng thử tên lửa còn Seoul và Washington tăng cường hợp tác quân sự.
Triều Tiên nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, coi đây là bằng chứng cho thấy liên minh này có thái độ thù địch và muốn thay đổi chế độ của Bình Nhưỡng. Washington và Seoul khẳng định các cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ.
Bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hôm 14/7 cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt "những điều rất bất hạnh" nếu nước này không từ bỏ chính sách thù địch nhằm vào Bình Nhưỡng. Bà cũng tuyên bố Triều Tiên sẽ xây dựng biện pháp răn đe hạt nhân "áp đảo nhất" cho đến khi Mỹ từ bỏ chính sách thù địch.
Như Tâm (Theo Yonhap, AFP)
Thụy Điển đóng cửa đại sứ quán ở thủ đô Beirut của Lebanon, do lo ngại chiến sự Gaza lan rộng ra khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết nước này sẽ có biện pháp để tránh gây tổn hại đến lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Lebanon.
Ukraine đã cấm các quan chức chính phủ, quân nhân, lực lượng an ninh, quốc phòng cài đặt ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị do nhà nước cấp, với lý do đảm bảo an ninh quốc gia.
Ngày 20/11, Anh đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh An ninh lương thực toàn cầu tại thủ đô London, cùng với Somalia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Tổ chức Quỹ đầu tư trẻ em (CIFF) và Quỹ Bill & Melinda Gates.
Nita Ambani tới Varanasi, cái nôi của nền văn minh Ấn Độ, cầu thần linh phù hộ cho vợ chồng con trai út.
Tổng thống Biden lần đầu thừa nhận công khai về người cháu thứ 7, con gái của Hunter Biden và một phụ nữ sống tại bang Arkansas.
Tây Ban Nha hiện là một trong số các nước châu Âu chỉ trích Israel nhiều nhất về cuộc chiến ở Dải Gaza.
Nộp đơn 18 tháng trước và chuẩn bị kỹ càng, tân Đại sứ New Zealand vẫn bị 'hớp hồn' khi đặt chân đến Việt Nam.
Iran bắt giữ 2 thủ lĩnh IS, cuộc đua giữa ông Trump và bà Harris đang thu hẹp, Lào tuyên bố tăng cường hợp tác thiết thực với Trung Quốc, Hà Lan và Đan Mạch chuyển 'hàng nóng' cho Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.