Hạn chế tăng giá hàng hóa sau đợt tăng lương: Giám sát niêm yết, công khai về giá

08:40 04/07/2024

TP - Lương cơ sở, lương hưu tăng từ ngày 1/7, lương tối thiểu vùng được dự kiến tăng vào nửa cuối năm 2024. Khả năng sẽ không tác động nhiều đến giá hàng hóa. Trước nỗi lo giá hàng hóa tăng “té nước theo mưa”, cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn.

Tổng tiền tăng lương không lớn

Ngày 3/7, tại hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính - đánh giá, việc tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7 sẽ không tác động nhiều lên mặt bằng giá cả. Theo ông Độ, Việt Nam có khoảng 50 triệu lao động nhưng tỷ trọng người lao động khu vực công (được tăng lương cơ sở) chỉ chiếm khoảng 8%. Vậy nên phần lương tăng thêm tác động lên mặt bằng giá cả không đáng kể.

Người dân mua sắm tại BigC Thăng Long. Ảnh: Như Ý.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, nửa cuối năm 2024 sẽ có 3 nhóm đối tượng được tăng lương gồm: tăng 30% lương cơ sở cho lao động trong lĩnh vực công; tăng 15% lương hưu và dự kiến tăng lương tối thiểu 6%.

“Tổng số tiền tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội khoảng 16.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2024. Tương đương mỗi tháng có gần 3.000 tỷ đồng từ tăng lương. Số lương tăng này không quá lớn nên sẽ không tác động quá nhiều đến giá hàng hóa tiêu dùng”, ông Tuyến nhận định.

Tuy nhiên, từ trước tới nay thường có tâm lý, mỗi khi lương tăng, giá hàng hóa lập tức tăng theo. Theo ông Tuyến, để ngăn việc giá hàng hoá tăng theo lương, cơ quan chức năng cần phối hợp nhiều giải pháp. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát giá nhằm tránh tăng giá bất hợp lý. Các bộ ngành, địa phương trong lĩnh vực quản lý sản xuất dồi dào, lưu thông thuận lợi và cung ứng hàng hoá đầy đủ.

“Đối với mặt hàng nhà nước quản lý như y tế, giáo dục, các địa phương cần có sự phối hợp, dưới sự chỉ đạo của “nhạc trưởng” Chính phủ để góp phần ngăn tăng giá hàng hóa khi tăng lương”, ông Tuyến đề xuất.

Trước đó, từ ngày 1/7, lương cơ sở (dành cho công chức, viên chức) tăng 30%, tương ứng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Lương hưu tăng 15%, người nhận lương dưới 3,5 triệu đồng sẽ được tăng 300.000 đồng/tháng. Lương tối thiểu vùng (dành cho người lao động tại doanh nghiệp) cũng đang đề xuất tăng 6%.

Giá hàng hóa nửa cuối năm 2024 sẽ ít biến động

TS. Nguyễn Đức Độ dự báo, áp lực lạm phát năm 2024 không quá lớn. Ông Độ nhận định, nửa cuối năm 2024, không có nhiều yếu tố gây tăng giá đột biến. Vì vậy, lạm phát trung bình cả năm 2024 quanh mức 3,2 - 3,6%.

Theo Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, hiện nay, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Giá các mặt hàng Nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định. Đối với mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ lệ lớn trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng - CPI) giá cả tương đối ổn định. Các mặt hàng này có chỉ số sản xuất tăng trưởng khá cao, nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

“Chúng tôi yêu cầu địa phương tăng cường giám sát thực hiện các biện pháp về kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện chấn chỉnh khắc phục những bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá”, đại diện Cục Quản lý Giá cho biết.

Viện Kinh tế - Tài chính đưa ra 3 kịch bản lạm phát năm 2024. Theo đó, ở kịch bản cao CPI tăng trung bình 0,23%/tháng trong 6 tháng cuối năm 2024 (tương đương mức tăng trong 6 tháng đầu năm 2024). Lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2024 mức 2,8%, lạm phát trung bình cả năm 2024 mức 3,6%.

Ở kịch bản trung bình, giá dầu và tỷ giá đều ổn định, CPI tăng trung bình 0,1%/tháng trong 6 tháng cuối năm 2024. Lạm phát trung bình cả năm sẽ ở mức 3,4%. Trong kịch bản thấp, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái cuối năm 2024, giá dầu và tỷ giá giảm, CPI tăng trung bình 0%/tháng, thậm chí có thể giảm trong 6 tháng cuối năm 2024. Ở kịch bản này, lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2024 sẽ giảm về mức 1,4% và lạm phát trung bình cả năm 2024 sẽ ở mức 3,2%.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, để kiểm soát lạm phát nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024, cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường từng mặt hàng, đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Các đơn vị chủ động rà soát phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường; đánh giá kỹ tác động đối với mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều chỉnh giá phù hợp.

Từ ngày 1/7, lương cơ sở (dành cho công chức, viên chức) tăng 30%, tương ứng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Lương hưu tăng 15%, người lương dưới 3,5 triệu đồng sẽ được tăng 300.000 đồng/tháng. Lương tối thiểu vùng (dành cho người lao động tại doanh nghiệp) cũng đang đề xuất tăng 6%. Đại diện Tổng cục Thống kê khuyến nghị một số giải pháp kiểm soát giá. Tiêu biểu như cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Có thể bạn quan tâm
Các tuyến đường TP.HCM yêu cầu Công ty Đại Quang Minh bàn giao ra sao?

Các tuyến đường TP.HCM yêu cầu Công ty Đại Quang Minh bàn giao ra sao?

16:00 14/03/2023

Hàng loạt cống bị mất nắp, rác rến đầy vỉa hè, biển báo giao thông bị cây xanh che khuất... là thực trạng của các tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư.

Sau thời bùng nổ, người thuê trả gấp nhà trọ hộp diêm 3-5m2 ở Hà Nội

Sau thời bùng nổ, người thuê trả gấp nhà trọ hộp diêm 3-5m2 ở Hà Nội

11:50 12/06/2024

Nhiều người thuê nhà trọ hộp diêm có diện tích từ 3-5m2 tại Hà Nội thời gian qua đã liên tục đăng tin trả phòng gấp vì lo cháy nổ.

Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Luồng gió mới cho sản xuất lúa gạo

Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Luồng gió mới cho sản xuất lúa gạo

11:20 17/03/2024

Xuất khẩu gạo Việt Nam vừa lập kỷ lục mới, Việt Nam có Đề án 'Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.'

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

07:10 04/10/2023

Ngoài nộp phạt 96 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 3 tháng, cơ sở kinh doanh bánh mỳ Phượng còn phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.

Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Khách sạn Phố Núi tại TP Đà Lạt

Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Khách sạn Phố Núi tại TP Đà Lạt

09:30 07/12/2023

UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chấm dứt hoạt động dự án Khách sạn Phố Núi (Mountain Town) của Doanh nghiệp tư nhân Phố Núi tại TP Đà Lạt.

TikToker hướng dẫn tiểu thương chợ Cồn livestream bán hàng

TikToker hướng dẫn tiểu thương chợ Cồn livestream bán hàng

22:20 07/06/2024

Tiểu thương chợ Cồn và các chợ truyền thống ở Đà Nẵng được học cách livestream để bán hàng.

Cấp sai đất cho người thân, phó giám đốc sở bị bắt

Cấp sai đất cho người thân, phó giám đốc sở bị bắt

15:30 08/05/2023

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La bị bắt tạm giam do chuyển mục đích, cấp sổ đỏ từ đất dịch vụ sang đất ở lâu dài cho người thân.

Liên kết sản xuất, mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi đá

Liên kết sản xuất, mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi đá

06:50 17/11/2023

HTX nông nghiệp Bản Mế, xã Bản Mế, là điểm sáng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên vùng núi đá Si Ma Cai. Sau hơn 4 năm hoạt động, HTX đang có quy mô sản xuất trên 20 vạn cây giống/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho hàng nghìn hộ dân trong và ngoài địa phương. Nâng cao thu thu nhập Anh Hoàng Seo Chẩn, dân tộc Mông, người sáng lập, Giám đốc HTX Bản Mế, cho biết HTX được thành lập từ năm 2017, đến nay đã cung ứng cho người dân hơn 40...

Khám phá không gian độc đáo tại chùa Phước Thành tỉnh Kiên Giang

Khám phá không gian độc đáo tại chùa Phước Thành tỉnh Kiên Giang

15:20 16/11/2023

Quá trình hình thành, phát triển chùa Phước Thành Với những tín đồ Phật giáo tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, chùa Phước Thành không còn là cái tên xa lạ bởi ngôi chùa này tọa lạc ở vị trí khá đặc biệt. Chùa được xây dựng trên một gò đất cao giữa dòng kênh Tà Niên tại số 113 ấp Vĩnh Thành A, xã Hòa Hiệp. Đường vào chùa là con hẻm nhỏ với dân cư đông đúc. Kết nối với khuôn viên chùa là cây cầu Phước Thành đi lại rất thuận tiện. Không gian...

Co loi xay ra
Co loi xay ra