Hai đứa trẻ Campuchia đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn chống tăng phát nổ gần nhà của các em tại tỉnh Siem Reap.
Theo tờ The Straits Times ngày 23-2, hai đứa trẻ Campuchia chơi đùa tại khu đất gần nhà đã thiệt mạng do vô tình đào trúng và kích nổ một quả đạn RPG chống tăng, một loại vũ khí dùng để phá xe tăng. Một bé chết tại chỗ, bé còn lại qua đời tại bệnh viện.
Ông Heng Ratana, tổng giám đốc Trung tâm rà phá bom mìn Campuchia (CMAC), cho biết hai đứa trẻ là anh em họ, một bé trai và một bé gái, đều mới 2 tuổi. Vụ nổ xảy ra tại một ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Siem Reap, nơi từng là chiến trường của cuộc chiến chống Khmer Đỏ vào những năm 1980 - 1990.
"Chiến tranh đã hoàn toàn kết thúc và hòa bình đã kéo dài hơn 25 năm, nhưng máu của người Campuchia vẫn tiếp tục đổ vì bom mìn và tàn tích chiến tranh", ông Heng nói.
Vào tháng 1-2025, hai nhân viên rà phá bom mìn Campuchia đã thiệt mạng khi cố gắng gỡ một quả mìn chống tăng trên cánh đồng lúa, và một người nông dân khác cũng thiệt mạng do giẫm phải mìn trong chính trang trại của mình.
Vụ tai nạn này diễn ra trong bối cảnh Campuchia vừa buộc tạm ngừng một phần hoạt động rà phá bom mìn do Mỹ bất ngờ cắt giảm viện trợ vào đầu năm 2025 theo lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Quyết định này khiến nhiều dự án rà phá bom mìn bị đình trệ, gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn do vật liệu nổ chưa được xử lý.
Cho đến ngày 21-2, Chính phủ Campuchia thông báo hoạt động rà phá bom mìn đã được tiếp tục trở lại sau khi Mỹ cấp quyền miễn trừ để duy trì tài trợ.
Hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh từ những năm 1960 cho đến năm 1998 đã biến Campuchia trở thành một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất thế giới. Hiện vẫn còn hơn 1.600km² đất bị nhiễm bom mìn, ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người dân.
Theo số liệu thống kê của quốc gia này, kể từ năm 1979, khoảng 20.000 người đã thiệt mạng và hơn 40.000 người bị thương do bom mìn và tàn tích chiến tranh.
Chính phủ Campuchia đặt mục tiêu trở thành quốc gia không còn bom mìn vào năm 2025, nhưng kế hoạch này đã bị lùi lại 5 năm do thiếu kinh phí và phát hiện thêm nhiều bãi mìn mới, đặc biệt là dọc biên giới với Thái Lan.
Nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã có bài viết độc quyền gửi TG&VN chia sẻ thông điệp về chuyến thăm, nhấn mạnh những kỳ vọng hợp tác với Việt Nam và ASEAN.
Nhóm vũ trang Hezbollah tổ chức lễ tang cho Nasrallah và Safieddine, hai cựu thủ lĩnh bị hạ sát năm ngoái, với sự tham dự của hàng trăm nghìn người.
Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Tuyết rơi dày, bão tuyết hoành hành khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn tuyến đường bị phong tỏa, làm gián đoạn cuộc sống của người dân.
Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) khẳng định, cùng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam sẽ tiếp tục nối dài hành trình tham gia ASEAN bằng nhiều đóng góp ấn tượng hơn và sâu sắc hơn, mang “thương hiệu” của Việt Nam. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một nỗ lực trong hành trình đó…
Hôm nay, ngày 24/2 - đánh dấu tròn 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng và tài sản, đồng thời làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.
Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích
ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.