USS Canberra đã gia nhập Hải quân Mỹ trong một buổi lễ tại Úc ngày 22-7. Đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ biên chế tàu chiến ở nước ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles bày tỏ sự tự hào vì có một chiến hạm của Hải quân Mỹ mang tên thủ đô Úc.
USS Canberra được đặt theo tên của HMAS Canberra, một tàu chiến của Úc bị đánh chìm khi hỗ trợ cuộc đổ bộ của Mỹ trong Thế chiến thứ II.
Mô tả đây là sự kiện có thể khiến người Úc tự hào, ông Marles cho biết USS Canberra được thiết kế ở Tây Úc bởi ngành công nghiệp địa phương.
Lễ biên chế được tổ chức tại Sydney (Úc), đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ một chiến hạm của lực lượng này được biên chế ở nước ngoài.
Theo Bộ trưởng Marles, việc đưa tàu Mỹ vào hoạt động ở vùng biển Úc phản ánh "cam kết chung của hai nước trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ".
USS Canberra thuộc lớp Independence, được thiết kế để hoạt động với tốc độ cao tại các vùng biển gần bờ. Tàu có thiết kế ba thân, tốc độ có thể lên tới 40 hải lý/h.
Chiến hạm dài hơn 127m, rộng 31m với lượng choán nước đầy tải hơn 3.100 tấn. Tàu được trang bị hải pháo 57mm, hệ thống phòng không RIM-116. USS Canberra cũng có thiết kế góc cạnh, giảm khả năng bị phát hiện trên radar.
Lễ biên chế diễn ra lúc Mỹ và Úc đang tổ chức tập trận Talisman Sabre. Cuộc tập trận diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp nước Úc trong hai tuần, bao gồm các hoạt động chiến đấu trên bộ và trên không giả định, diễn tập đổ bộ.
Ngoài Úc và Mỹ, các lực lượng từ Canada, Fiji, Pháp, Đức, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Papua New Guinea, Hàn Quốc, Tonga và Anh cũng tham gia.
Là một phần của cuộc tập trận, ngày 22-7, Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) đã phóng một tên lửa đất đối hạm ngoài khơi bờ biển phía đông Úc tại Vịnh Jervis, cách Sydney khoảng 195km về phía nam.
Bộ Quốc phòng Úc cho biết cuộc tập trận "đánh dấu lần đầu tiên JGSDF thử nghiệm khả năng này ở Úc".
Đức lần đầu tiên tham gia với 210 lính dù và lính thủy đánh bộ. Quốc gia châu Âu này cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.
Được giải cứu sau 38 ngày bị dụ dỗ bỏ đi cùng nam giáo viên 50 tuổi, cô bé 15 tuổi gặp cơn ác mộng khác khi mang tiếng 'tự nguyện quan hệ với đàn ông có vợ'.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Jake Sullivan dự định thăm New Delhi vào cuối tháng này, là chuyến thăm thứ hai của ông tới Ấn Độ kể từ năm ngoái.
Máy bay MQ-4C của hải quân Mỹ bật mã thông báo 'gặp tình huống khẩn nguy' sau khi làm nhiệm vụ trên Biển Đen, ngoài khơi bán đảo Crimea.
Báo Mỹ tiết lộ ý định bất ngờ của ông Zelensky, Hàn Quốc-Australia thảo luận tổ chức Đối thoại 2+2 … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Thủ tướng Israel Netanyahu chỉ trích chính quyền của Tổng thống Biden trì hoãn viện trợ vũ khí suốt nhiều tháng, điều mà Mỹ bác bỏ.
Ngày 31/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) gia hạn lệnh cấm vận vũ khí và tiếp tục áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn bạo lực ở Nam Sudan.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết “sẽ dành một phần đáng kể thời gian bầu cử để củng cố mối quan hệ với các nước Hồi giáo”.
Iran lâu nay vẫn dựa vào mạng lưới đồng minh được gọi là 'Trục Kháng chiến' để thể hiện sức mạnh, nhưng chiến lược này đang bị thử thách.
Ngày 30/4, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đến thăm Australia và có cuộc hội đàm với người đồng cấp, cũng là Phó Thủ tướng nước chủ nhà Richard Marles ở thành phố Melbourne.