Hai nghị sĩ gốc Việt: 'Phải làm gì đó cho Việt Nam'

11:40 03/02/2024

Hai nghị sĩ gốc Việt Stephanie Đỗ và Ken Pipatchaisiri khẳng định rất tự hào và muốn đóng góp cho quê hương Việt Nam.

Anh Trần Văn Kiều đi dạo trên đường phố TP.HCM và chị Stenphanie Đỗ - Ảnh: NGỌC ĐỨC - TTXVN

Trong 100 kiều bào tiêu biểu về dự chương trình Xuân quê hương ở TP.HCM năm nay có hai nhân vật đặc biệt. Đó là chị Stephanie Đỗ - nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên và anh Trần Văn Kiều (Ken Pipatchaisiri) - nghị sĩ Quốc hội Thái Lan.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, cả hai nghị sĩ gốc Việt đều khẳng định rất tự hào và muốn đóng góp cho quê hương Việt Nam.

Nghị sĩ gốc Việt tự hào làm cầu nối Việt - Pháp

Dù đã cùng gia đình chuyển sang Pháp định cư từ năm 1991, trong lòng chị Stephanie Đỗ vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương. Khi ứng cử nghị sĩ Quốc hội Pháp, chị khẳng định đã luôn đưa Việt Nam vào chương trình nghị sự của mình. Trong 5 năm làm việc tại cơ quan lập pháp sở tại (2017 - 2022), chị luôn tự hào làm cầu nối giữa hai nước.

  • Chủ tịch nước mong kiều bào về thăm đất nước nhiều hơn, chung tay xây dựng Tổ quốc

  • Mong kiều bào hướng về quê hương không chỉ bằng vốn mà còn tri thức, công nghệ

  • Vinh danh 22 tập thể, cá nhân kiều bào tiêu biểu

"Quan hệ đối tác giữa hai nước phụ thuộc vào việc những nghị sĩ muốn thúc đẩy hay không. Trong nhiệm kỳ của mình, tôi đã thúc đẩy rất mạnh. Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang làm việc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tôi tham gia tiếp đón.

Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam khác công du sang Pháp, tôi cũng có mặt. Khi Thủ tướng Édouard Philippe đến thăm Việt Nam, tôi cũng về nước. Phải có những nghị sĩ mới có thể thúc đẩy mối quan hệ đó", chị chia sẻ.

Thậm chí tới bây giờ Stephanie Đỗ vẫn thường xuyên thông báo cho tổng thống Pháp về sự phát triển của Việt Nam sau mỗi chuyến trở về nơi chôn nhau cắt rốn.

"Mộng mơ của tôi là cống hiến cho cả nước Pháp và nước Việt Nam, vì tôi là người Pháp gốc Việt. Stephanie thấy đó là niềm tự hào. Mình tự hào là phụ nữ Việt", chị chia sẻ.

Xuất thân trong một gia đình trí thức, có cụ nhà giáo và danh nhân văn hóa yêu nước Đỗ Quang Đẩu, Stephanie Đỗ rất mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình.

"Từ tổ tiên của tôi đã cống hiến cho đất nước. Không phải tri thức cho mình, mà là tri thức mở mang cho người dân. Tôi tin mình đã có mong muốn cống hiến trong máu từ rất lâu rồi, nhưng vì mình xa quê nên chưa có điều kiện. Và khi có cơ hội, mong muốn đó đã trở lại trong đầu mình", chị tâm sự.

"Phải làm gì đó cho Việt Nam"

Anh Trần Văn Kiều (Ken Pipatchaisiri), nghị sĩ Quốc hội Thái Lan, sinh ra và lớn lên tại thành phố Udon Thani, có mẹ là người Việt Nam. Đây là nơi quy tụ đông kiều bào Việt Nam sinh sống nhất Thái Lan, và cũng chính là nơi có khu phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới ra đời.

Anh Kiều chia sẻ với Tuổi Trẻ: "Kiều bào Việt Nam ở Thái Lan từng có một thời gian khó khăn, chưa thật sự được coi trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và thế giới đang thay đổi, thế hệ trẻ chúng tôi có thể bước ra và nói với cả thế giới rằng chúng tôi tự hào là người Việt Nam".

Anh Kiều khẳng định kiều bào trẻ Việt Nam trên thế giới vẫn sở hữu dòng máu kiên cường của người Việt Nam. Tất cả đều nhiệt huyết, thông minh và đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. "Người Việt Nam đã có sẵn lòng yêu nước và tình đoàn kết. Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích kiều bào về nước nhiều hơn để công hiến cho đất mẹ, đặc biệt trong các lĩnh vực như hạ tầng và giáo dục", anh nói.

Trước thông tin Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi kiều bào đầu tư tại quê hương, nghị sĩ Thái Lan gốc Việt khẳng định đó sẽ là một động lực cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho kiều bào nhắc nhở bản thân về cội nguồn Tổ quốc.

Nói về dự định tương lai, nghị sĩ Thái Lan gốc Việt cho biết khi đến Việt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 2023, anh cảm thấy có điều gì đó thức tỉnh trong lòng và nhận ra phải làm gì đó cho Việt Nam.

"Tôi đang là thành viên Ủy ban hữu nghị Thái Lan - Việt Nam thuộc Quốc hội Thái Lan. Chúng ta chưa thể làm gì nhiều vì quốc hội mới vừa thành lập. Trong tương lai, chúng tôi sẽ phát triển quan hệ giữa quốc hội hai nước, tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi ở cấp đại sứ để xem Việt Nam và Thái Lan có thể hỗ trợ nhau những gì trong tương lai", anh Kiều chia sẻ.

Mối duyên của một kiều bào ở Mỹ

Chia sẻ với Tuổi Trẻ ngày 2-2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kể câu chuyện đặc biệt về mối duyên với một kiều bào hiện là bác sĩ tại Mỹ. Đó là ông Nguyễn Dương Phương (sinh năm 1979) - giáo sư, bác sĩ phẫu thuật, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình nhi khoa, đồng giám đốc Chương trình sứt môi và hở vòm miệng, Bệnh viện Nhi Colorado - sáng lập dự án từ thiện Nuoy tại các nước Đông Nam Á.

Sinh ra trong một trại tị nạn, sau khi sang Mỹ và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống, bác sĩ Phương đã thành lập tổ chức thiện nguyện về phẫu thuật hàm, mặt cho trẻ em.

Đồng thời, ông cũng có thời gian cộng tác với một bệnh viện tại Việt Nam. Tình cờ gặp gỡ và được Thứ trưởng Thu Hằng chia sẻ về chính sách miễn thị thực cho người gốc Việt, cùng lời mời tham dự Xuân quê hương, ông đã vô cùng háo hức và quyết định trở về quê hương. Sự hiện diện của ông tại chương trình là minh chứng cho sự gắn kết, yêu thương của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với quê hương.

Theo Thứ trưởng Thu Hằng, điểm nhấn trong toàn bộ sự kiện Xuân quê hương 2024 là chương trình giao lưu nghệ thuật vào tối 2-2 tại hội trường Thống Nhất. Chương trình là lời khẳng định cho sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc, mang đến bầu không khí Xuân ấm áp, tái hiện thời khắc thiêng liêng khi bà con về quê ăn Tết, sum vầy, ôn cố tri tân, bỏ qua những muộn phiền trong năm cũ và hướng tới một năm mới đầy hy vọng, khí thế mới.

Có thể bạn quan tâm
Rơi máy bay không người lái ở miền Bắc Iran, chưa rõ thiệt hại

Rơi máy bay không người lái ở miền Bắc Iran, chưa rõ thiệt hại

17:10 18/09/2023

Vụ rơi máy bay không người lái xảy ra ở Gorgan; truyền thông Iran công bố một số ảnh và video cho thấy vật thể bị cháy nằm trên đường phố, nhiều cửa sổ của những cửa hàng gần đó và ôtô bị hư hại.

Vụ tiếp tế ở bãi Cỏ Mây: Trung Quốc yêu cầu thông báo trước, Philippines không chấp nhận

Vụ tiếp tế ở bãi Cỏ Mây: Trung Quốc yêu cầu thông báo trước, Philippines không chấp nhận

23:30 08/06/2024

Philippines đưa ra tuyên bố cứng rắn sau khi Trung Quốc yêu cầu Manila thông báo trước mới được phép gửi hàng tiếp tế cho binh sĩ trên tàu chiến BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây.

Người đàn ông gục chết cạnh cây súng hơi

Người đàn ông gục chết cạnh cây súng hơi

14:50 17/02/2023

Ngày 17-2, Công an tỉnh Bình Phước cho hay đang điều tra vụ việc một người đàn ông gục chết trên ghế đá trước nhà, bên cạnh là cây súng hơi.

Đà Nẵng tạm dừng bổ nhiệm cán bộ ở địa phương có sáp nhập phường, xã

Đà Nẵng tạm dừng bổ nhiệm cán bộ ở địa phương có sáp nhập phường, xã

19:20 20/04/2024

Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa có văn bản hướng dẫn sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc...

Một bé trai tử vong, một bé trai mất tích do đuối nước tại Cà Mau

Một bé trai tử vong, một bé trai mất tích do đuối nước tại Cà Mau

22:30 26/02/2023

Nghi cả hai rơi xuống kênh xáng Lộ Xe, lực lượng chức năng và người dân tiến hành mò tìm dưới lòng sông thì phát hiện cháu B.V đã tử vong, trong khi cháu bé còn lại đang được khẩn trương tìm kiếm.

Thảm họa kép núi lửa và lũ lụt đè nặng lên người dân Indonesia

Thảm họa kép núi lửa và lũ lụt đè nặng lên người dân Indonesia

12:30 04/12/2023

Indonesia đang đối mặt với một thảm họa núi lửa tồi tệ, khiến 11 nhà leo núi thiệt mạng và 12 người mất tích. Ngay trước đó, một cơn lũ...

Liệt sĩ Gạc Ma hóa thành bất tử

Liệt sĩ Gạc Ma hóa thành bất tử

16:10 15/03/2024

36 năm qua, hai tiếng Gạc Ma luôn vang lên mỗi dịp tháng 3 với niềm xúc động khôn xiết.

Xét xử nhóm khủng bố ở Đắk Lắk: Nữ đối tượng cầm đầu khai quá trình gây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí

Xét xử nhóm khủng bố ở Đắk Lắk: Nữ đối tượng cầm đầu khai quá trình gây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí

18:50 16/01/2024

Tại phiên tòa, hai bị cáo đóng vai trò cầm đầu đã khai nhận về quá trình xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tổ chức họp bàn tấn công vào trụ sở 2 xã thuộc huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) và cướp đi sinh mạng của 9 người.

Lương chỉ đủ nuôi thân, nhân viên trạm y tế bỏ nghề đi làm công nhân

Lương chỉ đủ nuôi thân, nhân viên trạm y tế bỏ nghề đi làm công nhân

16:00 12/07/2023

'Mất nhiều năm học ngành Y với mong muốn được phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trước tình trạng trạm y tế vắng bóng bệnh...

Co loi xay ra
Co loi xay ra