Tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận tàu chở nhóm nghị sĩ Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trước khi bị tàu cảnh sát biển Nhật Bản xua đuổi.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết nhóm 5 chính trị gia Nhật Bản, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada, hôm 27/4 đã đi tàu thị sát vùng biển gần nhóm đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu giới nghị sĩ Nhật Bản tham gia các cuộc thị sát ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ năm 2013. Chuyến đi được tổ chức bởi chính quyền thành phố Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa và kéo dài ba giờ, trong đó nhóm nghị sĩ sử dụng thiết bị bay không người lái để quan sát khu vực.
"Chính phủ và người dân đều nhận thức được tình hình an ninh nghiêm trọng. Senkaku là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhật Bản và chúng tôi cần phải tiến hành hoạt động nghiên cứu tại đây", bà Inada, quan chức cấp cao của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, nói.
Truyền thông Nhật Bản nói rằng một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện ở khu vực và định áp sát tàu chở các nghị sĩ, trước khi bị tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản xua đuổi.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản cho biết tàu hải cảnh nước này đã thực thi các biện pháp hành pháp khi chạm trán tàu Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp, song không nêu thông tin chi tiết.
Cơ quan này nói đã giao thiệp nghiêm khắc về hành động mà Bắc Kinh gọi là "xâm phạm và khiêu khích" của Tokyo, đồng thời kêu gọi Nhật Bản tuân thủ những điều mà hai bên đã đồng thuận, ngừng khiêu khích và không để xảy ra các sự cố trên biển.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản quay trở lại "con đường đúng đắn" là giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại và tham vấn nhằm ngăn căng thẳng tiếp tục leo thang.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản chưa bình luận về thông tin.
Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo không người ở nằm cách Tokyo khoảng 1.900 km và Thượng Hải khoảng 600 km, hiện do Nhật Bản kiểm soát. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan chủ quyền đối với nhóm đảo đã diễn ra nhiều năm, trong đó tàu cảnh sát biển của Tokyo thường xuyên chạm trán với tàu cá của Bắc Kinh xung quanh khu vực này.
Trung Quốc những năm gần đây tỏ ra ra cứng rắn hơn trong việc thực thi tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Nhật Bản từng thông báo về sự xuất hiện của các tàu hải cảnh, tàu hải quân và cả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại vùng biển.
Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)
Chiều 26-9 (giờ Cuba, tức sáng 27-9 giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia, tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.
Ngày 25/1, Thống đốc tỉnh Tierra del Fuego (cực Nam Argentina) Gustavo Melella phản đối Anh diễn tập quân sự tại quần đảo Malvinas, khu vực tranh chấp giữa hai nước.
Giới chức thông báo 114 người được xác nhận thiệt mạng, 850 người vẫn mất tích trong thảm kịch cháy rừng ở đảo Maui của Hawaii hồi đầu tháng.
Ngày 17/5, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam tổ chức kỷ niệm 210 năm Quốc khánh Vương quốc Na Uy (17/5/1814 - 17/5/2024).
Ngày 24/7, đảng Homat Watan (Những người bảo vệ Tổ quốc) của Ai Cập đã kêu gọi Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024 nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tái thiết quốc gia.
Chiều 24/5, tại trụ sở Bộ, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định phân công, điều động cán bộ.
Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis ngày 18/5 cho rằng ông Alain Berset - người từng giữ nhiều cương vị cao trong Hội đồng Liên bang - là “ứng cử viên lý tưởng” cho vị trí Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu.
Tình báo tốt, chiến thuật đánh lừa, bảo mật thông tin, chọn thời điểm và Nga thiếu cẩn trọng được cho là những yếu tố giúp Ukraine gây bất ngờ khi tấn công tỉnh Kursk.
Thông qua chiến dịch truyền thông này, nhà chức trách Anh muốn cảnh báo những nguy cơ khi nhập cảnh trái phép vào Anh, đồng thời vạch trần thủ đoạn của các đường dây buôn người.