Philippines nói hai tàu của nước này bị tàu hải cảnh, dân binh biển Trung Quốc truy cản và dẫn đến va chạm gần bãi Cỏ Mây trên Biển Đông.
"Tàu hải cảnh 5203 của Trung Quốc đã cơ động nguy hiểm, dẫn đến va chạm với tàu tiếp vận Philippines ở khu vực cách bãi Cỏ Mây khoảng 25 km vào sáng nay", Cảnh sát biển Philippines ra thông cáo cho biết.
Nhóm chuyên trách quốc gia về vùng biển phía tây Philippines, cơ quan phụ trách các vấn đề Biển Đông của Manila, thêm rằng tàu cảnh sát biển nước này làm nhiệm vụ hộ tống cũng va chạm với một tàu dân binh biển Trung Quốc. Chưa rõ mức độ thiệt hại của các bên trong sự việc.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành động nguy hiểm, thiếu trách nhiệm và phi pháp của hải cảnh, dân binh biển Trung Quốc", thông cáo của cảnh sát biển Philippines có đoạn.
Hải cảnh Trung Quốc sau đó khẳng định hành động truy cản là "hợp pháp", nhằm ngăn các tàu Philippines vận chuyển "vật liệu xây dựng trái phép" đến bãi Cỏ Mây, nhưng không đề cập đến va chạm giữa lực lượng hai bên.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng trái phép. Bắc Kinh và Manila đều đưa ra tuyên bố chủ quyền với khu vực này.
Quân đội Philippines sử dụng tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây như một tiền đồn để duy trì hiện diện trái phép ở khu vực này từ năm 1999. Trên tàu có đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc try cản tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường duy trì một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines, cũng như theo dõi nhiệm vụ tiếp tế cho BRP Sierra Madre.
Tháng 11/2021, ba tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đường, chiếu đèn pha và xịt vòi rồng ngăn cản, buộc các tàu tiếp tế Philippines phải hủy nhiệm vụ và quay về. Tướng Jay Tarriela, phát ngôn viên cảnh sát biển Philippines, ngày 6/10 cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc chạy cắt mũi và suýt va chạm với tàu BRP Sindangan gần bãi Cỏ Mây.
Vũ Anh (Theo AFP, Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan do Ai Cập đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra trong ngày 13/7.
Mỹ, Pháp, Ai Cập và Jordan cảnh báo Israel về hậu quả thảm khốc cho dân thường nếu nước này tấn công thành phố Rafah, miền nam Gaza.
Israel thông báo nộp đơn khiếu nại thẩm quyền Tòa Hình sự Quốc tế, sau khi công tố viên cơ quan này yêu cầu phát lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu.
Hơn 30 năm làm ngoại giao, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva luôn tự hào là người phụ nữ Việt, niềm tự hào đó càng lớn hơn khi chị làm việc trong môi trường quốc tế. Đại sứ cho rằng sự tham gia của cán bộ ngoại giao nữ tại các diễn đàn đa phương góp phần tô đậm thêm sức mạnh mềm của Việt Nam.
Phòng không Nhật Bản vừa cử chiến đấu cơ ra giám sát máy drone quân sự của Trung Quốc bay gần lãnh thổ nước mình và đảo Đài Loan.
Quan chức Ukraine cho biết Nga tiếp tục đưa máy bay cảnh báo sớm A-50 ra Biển Azov, dù mới bị bắn hạ một chiếc ở vùng biển này.
Sputnik News đưa tin, ngày 11/5, lãnh đạo các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở tỉnh Kharkov Vitaly Ganchev cho biết, quân đội Ukraine đang rút lui ở địa phương này, trong khi lực lượng Nga đang tiến lên.
Ngày 7/8, Hải quân Mỹ cho biết, hơn 3.000 binh sĩ nước này đã đến Biển Đỏ, nhằm tăng cường lực lượng Washington tại khu vực này sau khi Iran bắt giữ tàu chở dầu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến New York, Mỹ, để tham dự các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.