Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu quyết định về loạt dự luật viện trợ quân sự cho đồng minh và đối tác, trong đó có Ukraine, vào cuối tuần này.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson hôm 17/4 thông báo cơ quan này sẽ tổ chức bỏ phiếu ngày 20/4 để quyết định loạt dự luật chi tiêu tổng trị giá hơn 100 tỷ USD, trong đó có gói viện trợ quân sự cho Ukraine và Israel.
"Chúng ta sẽ phát đi thông điệp rất quan trọng với thế giới vào cuối tuần này. Tôi mong đợi hoàn thành được công việc", ông cho hay.
Tổng thống Joe Biden sau đó kêu gọi quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua các dự luật. "Nếu được thông qua, tôi sẽ lập tức ký ban hành thành luật để gửi thông điệp tới thế giới rằng Mỹ sẽ đồng hành cùng những người bạn, chúng ta sẽ không để Nga hay Iran thành công", ông cho hay.
Các gói viện trợ quân sự gồm 60,8 tỷ USD cho Ukraine, hơn 26 tỷ USD gửi đến Israel và 8 tỷ USD cho lực lượng phòng vệ Đài Loan, cùng viện trợ nhân đạo 9,2 tỷ USD cho người dân tại Dải Gaza. Tổng giá trị 4 dự luật tương đương dự luật đã được Thượng viện thông qua hồi tháng 2, nhưng có vài khác biệt như một số khoản viện trợ sẽ thực hiện dưới hình thức vay nợ.
Chưa rõ liệu Hạ viện Mỹ có thông qua được những dự luật này hay không. Nếu điều đó diễn ra, loạt dự luật cũng cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt trước khi gửi tới cho ông Biden ký thành luật.
Ông Johnson chưa đưa dự luật viện trợ ra bỏ phiếu suốt nhiều tháng qua, bất chấp lời kêu gọi từ Nhà Trắng và các thượng nghị sĩ lưỡng đảng, bởi phe Cộng hòa chiếm đa số ở Hạ viện yêu cầu bổ sung điều khoản liên quan an ninh biên giới Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Johnson đang đối mặt nguy cơ bị các nghị sĩ Cộng hòa cực hữu phế truất nếu thông qua viện trợ cho Ukraine. Nhóm Freedom Caucus, gồm hơn 30 nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn, ngày 15/4 ra tuyên bố kêu gọi viện trợ cho Israel, nhưng không viện trợ cho Ukraine. Nhóm bác bỏ quan điểm cho rằng việc Israel bị tấn công sẽ mở đường giúp Ukraine được thêm viện trợ.
Vũ Anh (Theo AFP)
Pháp có kế hoạch tăng cường an ninh tại các sân bay xung quanh Paris và trên các chuyến tàu sau làn sóng báo động bom giả gần đây.
Ngày 2/11, trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với các ngoại trưởng và quan chức nước ngoài, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry yêu cầu phải thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức trong bối cảnh xung đột Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công mục tiêu người Kurd ở miền bắc Iraq và Syria, đáp trả vụ tập kích khiến 12 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm trước đây.
Ngày 13/2, Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin từ Nga tiết lộ sau khi liên hệ với các nhà hòa giải, Washington đã bác bỏ đề xuất của Moscow về lệnh ngừng bắn ở Ukraine nhằm đóng băng cuộc xung đột hiện nay.
Khoảng cách giữa Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump đang cực kỳ sít sao trong các cuộc thăm dò cử tri trước bầu cử.
Hai cựu ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa - bà Nikki Haley và ông Ron DeSantis - đã thể hiện ủng hộ mạnh mẽ đối với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông bị ám sát hụt.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đón đoàn Hội Hữu nghị và Hợp tác văn hoá Ấn Độ (ISCUF) do ông Mohanty Bijay, Phó Chủ tịch ISCUF, dẫn đầu thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ngày 25/1, Thống đốc tỉnh Tierra del Fuego (cực Nam Argentina) Gustavo Melella phản đối Anh diễn tập quân sự tại quần đảo Malvinas, khu vực tranh chấp giữa hai nước.