Kết quả lịch sử này đánh dấu lần đầu tiên một nghị viện ở châu Âu và trên thế giới thông qua nghị quyết công khai ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Hạ viện Bỉ thông qua Nghị quyết về hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam |
Toàn cảnh phiên họp Hạ viện Bỉ thông qua Nghị quyết về hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. |
Ngày 5/10, lúc 22h giờ Bỉ, tại phiên họp toàn thể, Hạ viện Bỉ đã thông qua Nghị quyết về hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, với 134/134 phiếu thuận, đạt tỷ lệ ủng hộ 100%.
Tin liên quan |
Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam cho hàng triệu nạn nhân Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam cho hàng triệu nạn nhân |
Kết quả lịch sử này đánh dấu lần đầu tiên một nghị viện ở châu Âu và trên thế giới thông qua nghị quyết công khai ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam và Bỉ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).
Bản Nghị quyết cuối cùng được nhóm 8 hạ nghị sĩ có thiện cảm lớn với Việt Nam chắp bút và bảo trợ, trong đó có Hạ nghị sĩ Andre Flahaut, Bộ trưởng Quốc vụ, nguyên Phó Chủ tịch Hạ viện vào cuối năm 2021.
Đây là thành quả của quá trình tham vấn sâu rộng các cá nhân và tổ chức liên quan, trong đó có bà Trần Tố Nga, nguyên đơn của vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam.
Trước khi Nghị quyết được đưa ra bỏ phiếu tại phiên toàn thể, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Bỉ đã tiến hành xem xét bản dự thảo tại phiên điều trần ngày 22/6/2023, trong đó có mời Đại sứ Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu ÂU (EU) tham dự và phát biểu về vấn đề chất độc da cam, nỗ lực hỗ trợ các nạn nhân của Việt Nam và vai trò của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
Tại phiên toàn thể, các nghị sĩ Andre Flahaut và Michel de Maegd (thuộc Nhóm nghị sĩ hữu nghị Bỉ-Việt) đã kể về trải nghiệm đến thăm Làng Hòa bình khi tận mắt chứng kiến nỗi đau dai dẳng truyền đời của các nạn nhân da cam cũng như những hệ quả môi trường nặng nề do chất độc da cam quân đội Hoa Kỳ rải trong chiến tranh tại Việt Nam.
Ông de Maegd cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ các thế hệ nạn nhân và thúc đẩy hợp tác Việt-Bỉ trong tẩy độc dioxin tại Việt Nam.
Cùng quan điểm trên, bà Els Van Hoof, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại cho rằng, sự tham gia của doanh nghiệp Bỉ tẩy độc tại Việt Nam sẽ góp phần vun đắp quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt-Bỉ.
Một số ý kiến khác cũng đánh giá cao Nghị quyết đã đề cập mạnh mẽ đến trách nhiệm của Hoa Kỳ và các công ty hóa chất đối với các nạn nhân chất độc da cam và thiệt hại môi trường ở Việt Nam.
Nghị quyết đề nghị Chính phủ Liên bang Bỉ đóng vai trò thúc đẩy giải pháp lâu dài về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam và tăng mức hỗ trợ cho các thế hệ nạn nhân, khuyến khích hợp tác khoa học và y học giữa các trường đại học Việt Nam và Bỉ, cũng như phối hợp với cộng đồng và các tổ chức quốc tế xây dựng các sáng kiến đa phương về hợp tác khoa học và tìm kiếm tài trợ.
Nghị sĩ Andre Flahaut trao đổi trải nghiệm đến thăm Làng Hòa bình khi tận mắt chứng kiến nỗi đau dai dẳng truyền đời của các nạn nhân da cam và kết quả bỏ phiếu. |
Đối với Ủy ban châu Âu (EC), Nghị quyết của Hạ viện Bỉ đề xuất EC lồng ghép vấn đề nạn nhân chất độc da cam vào các hoạt động hợp tác phát triển và môi trường của khối; ủng hộ hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu 28 khu vực điểm nóng ô nhiễm dioxin và nâng cao nhận thức người dân địa phương; và hỗ trợ phát triển các công nghệ tiên tiến tẩy độc dioxin.
Trong thông cáo báo chí sau khi Nghị quyết được chính thức thông qua, ông Andre Flahaut nhắc nhở cộng đồng quốc tế không được quên đi những tội ác chiến tranh do quân đội Hoa Kỳ gây ra tại Việt Nam và hậu quả khủng khiếp về sức khỏe con người và mội trường, kêu gọi thế giới chung tay giúp đỡ các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ các nạn nhân, đóng góp vào tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác Việt-Bỉ.
Ông hy vọng rằng Nghị quyết mang tính lịch sử này sẽ có tác động lan tỏa tích cực đến các nghị viện khắp thế giới.
Nga khẳng định Hàn Quốc là bên khơi mào gây ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên; Canada, Ấn Độ trục xuất các nhà ngoại giao của nhau.
Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, số người đăng ký đoàn tụ với gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên hiện còn sống là 40.408 người và 67% trong số này đã trên 80 tuổi.
Triều Tiên thừa nhận rằng thất bại trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự vừa qua là bước thụt lùi ‘nghiêm trọng nhất’ nửa đầu năm nay.
Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo tại Iraq cảnh báo nhóm sẵn sàng leo thang chống Israel nếu Tel Aviv phát động cuộc chiến tổng lực với Hezbollah.
Tình hình an ninh Haiti tiếp tục diễn biến xấu trong ngày 4/3, khi các vụ xả súng của băng nhóm tội phạm gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince, đặc biệt là xung quanh sân bay.
Thủ tướng Israel đáp trả Đại sứ Mỹ, EU tính trừng phạt mới với Iran, quan hệ Trung-Nhật có tiến triển mới…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tình báo Mỹ nói gần một nửa trong số 29.000 quả bom Israel thả xuống Gaza là loại 'không thông minh', có thể gây thương vong lớn cho dân thường.
Ngày 23/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Oumar Demba Ba, Trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Senegal đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Lực lượng Houthi tuyên bố thực hiện 6 chiến dịch ở Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, trong đó có nhằm vào tàu sân bay, khu trục của Mỹ.