Hà Nội: Vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất công ích ở Sơn Tây

20:40 03/11/2023

Thường trực Hội đồng Nhân dân thị xã Sơn Tây chỉ rõ tình trạng ao hồ bị san lấp, lấn chiếm còn nhiều, trong đó có rất nhiều ao, hồ nằm trong danh mục không được san lấp theo quy định của thành phố.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Kết quả kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn thị xã Sơn Tây cho thấy còn nhiều tồn tại và vướng mắc dẫn đến hiệu quả sử dụng hạn chế, còn nhiều vi phạm về đất đai.

Hơn 230ha đất công ích bị bỏ hoang

Theo thống kê, thị xã Sơn Tây hiện có 364,771ha đất công ích, với khoảng hơn 4.150 thửa đất, chiếm khoảng 6,8% đất nông nghiệp.

Đến tháng 5/2023, thị xã tổ chức đấu giá 6 thửa với tổng diện tích 13,694ha; số diện tích đang giao cho các hộ dân sử dụng trồng, cấy là 102,03ha; diện tích đang cho thuê thầu (chưa thanh lý hợp đồng) là 6,63ha.

Đáng chú ý, hiện nay vẫn còn 232,076ha đã thanh lý hợp đồng nhưng chưa bàn giao mặt bằng do vướng mắc về thanh lý tài sản sau khi hết hạn hợp đồng hoặc bỏ hoang, đang thâm canh, không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Đánh giá về thực trạng quản lý, sử dụng đất công ích, Thường trực Hội đồng Nhân dân thị xã Sơn Tây cho hay do chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai dẫn đến việc không xác định được mốc giới đất công ích là diện tích 5% trong các thửa đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/NĐ-CP cho các hộ dân và các thửa đất công ích khác. Vì vậy, việc quản lý và tổ chức đấu giá rất khó khăn.

Phần lớn các xã, phường chưa thiết lập hồ sơ quản lý đến từng thửa đất công ích, không có trích đo diện tích cụ thể, có đơn vị không có sổ mục kê. Tài liệu quản lý chủ yếu qua báo cáo tổng hợp hằng năm, trên hợp đồng đấu giá, hợp đồng thuê thầu (từ năm 2010 trở lại đây); còn lại thể hiện trên bản đồ dồn điền đổi thửa, bản đồ 299, danh sách giao đất cho các hộ dân sử dụng từ giai đoạn trước năm 2000 đến nay.

Trong khi đó, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, năng lực, trách nhiệm của một số lãnh đạo và công chức chuyên môn còn hạn chế; chưa có thể chế khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công việc phải bàn giao hồ sơ tài liệu.

Đất công ích nằm rải rác ở các xứ đồng, diện tích nhỏ, manh mún, việc đi lại và điều kiện canh tác khó khăn nên nhiều nơi bị bỏ hoang hóa. Nhiều thửa đất hết hạn hợp đồng nhưng chưa thanh lý, bàn giao mặt bằng cho xã, phường quản lý, các hộ dân tiếp tục sử dụng không chấp hành nghĩa vụ tài chính dẫn đến thất thoát ngân sách. Do hợp đồng cho thuê đất không chặt chẽ nên nhiều hộ dân sử dụng thời gian dài đã xây nhà kiên cố, chuồng trại, trồng cây lâu năm…

Công tác đấu giá cho thuê đất công ích còn chậm do các thửa đất chủ yếu là đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa, không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, quỹ đất công ích trước đây nằm xen kẹt trong thửa đất được giao theo Nghị định 64/CP nên không xác định được vị trí, ranh giới do Nhà nước quản lý với đất được giao cho người dân trên thực địa.

Đến nay, vẫn chưa có phương án quy tụ về một khu đối với các xã sau khi dồn điền đổi thửa; một số nơi không dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai.

Một số dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ dân (đã được Ủy ban Nhân dân thị xã phê duyệt dự án có thời gian thực hiện dự án từ 20-30 năm) có diện tích đất công ích nên khi đấu giá quyền sử dụng đất công ích 5 năm/1 kỳ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Những dự án triển khai được hơn 10 năm vẫn chưa thu kinh phí vào ngân sách (cụ thể là 7 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sử dụng 30.651m2 đất công ích tại 5 xã, phường: Trung Hưng, Viên Sơn, Cổ Đông, Sơn Đông, Đường Lâm).

Một góc thị xã Sơn Tây. (Nguồn: Bộ Xây dựng)

Thường trực Hội đồng Nhân dân thị xã Sơn Tây chỉ rõ tình trạng ao hồ bị san lấp, lấn chiếm còn nhiều, trong đó có rất nhiều ao, hồ nằm trong danh mục không được san lấp theo quy định của thành phố.

Các ao, hồ này trước đây giao cho các hộ dân thuê thầu nuôi trồng thủy sản, các xã phường chủ yếu chỉ đôn đốc các hộ thuê thầu nộp sản lượng hàng năm, hết thời hạn lại xem xét tiếp tục giao thầu. Do đó, nhiều ao, hồ đã giao cho các hộ sử dụng liên tục từ 20-30 năm, hiện không còn nguyên trạng, đã bị san lấp làm nhà ở, chuồng trại, trồng cây lâu năm...

Ngăn chặn vi phạm phát sinh, xử lý dứt điểm tồn tại

Xác định nhiệm vụ quản lý đất đai khó và phức tạp, hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi và có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tiễn, Thường trực Hội đồng Nhân dân thị xã Sơn Tây cho rằng nhận thức của cán bộ, công chức còn có cách hiểu chưa thống nhất, dẫn đến khi thống kê, quản lý, sử dụng khác nhau, chưa đồng bộ.

Trong khi đó, việc chấp hành quy định về thuê đất công ích chưa đảm bảo, vượt thời hạn quy định chủ yếu do các hợp tác xã nông nghiệp, thôn, tổ dân phố của các xã, phường ký cho thuê, giao thầu dẫn đến khó khăn trong quản lý, thanh lý, bàn giao mặt bằng khi hết hạn hợp đồng, không thu tiền sử dụng đất; nhiều vi phạm tồn tại hàng chục năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Đáng chú ý, nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ nên khi được thuê đất công ích đã xây dựng công trình trên đất, trồng cây lâu năm, đến thời hạn thanh lý hợp đồng thì yêu cầu bồi thường tài sản và hoa màu trên đất mới làm thủ tục bàn giao.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ, bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước còn bị buông lỏng, không thiết lập hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, dẫn đến việc người dân vi phạm, lấn chiếm và tự ý làm thay đổi mục đích sử dụng đối với quỹ đất này. Thậm chí, vẫn còn nhiều đơn vị giao cho các hợp tác xã, thôn, tổ dân phố quản lý quỹ đất công ích chưa đảm bảo theo quy định.

Năm 2013, mặc dù Ủy ban Nhân dân thị xã đã ban hành các kết luận thanh tra về quản lý đất công ích nhưng đến nay vẫn còn đơn vị chưa thực hiện kết luận sau thanh tra. Việc kiểm kê, thống kê đất công ích hàng năm chưa phản ánh đúng thực trạng, lấy số liệu báo cáo của năm trước để làm căn cứ báo cáo cho các năm sau.

Đặc biệt, việc xử lý vi phạm chưa được kịp thời, dứt điểm; nhiều vi phạm phát sinh từ lâu qua nhiều năm, cũng như các vi phạm mới phát sinh không cương quyết xử lý ngay từ khi có hành vi vi phạm dẫn đến số vụ vi phạm ngày càng tăng, khó giải quyết, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai nói chung, đất công ích trên địa bàn thị xã nói riêng.

Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ yêu cầu Ủy ban Nhân dân thị xã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã, phường thực hiện việc rà soát, kiểm kê trên thực địa và hồ sơ địa chính; thống kê, thiết lập hồ sơ quản lý và có biện pháp quản lý, phương án khai thác và sử dụng hiệu quả đối với diện tích đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tại từng xã, phường; thực hiện công khai đến từng thửa đất, từng vị trí đất công ích để nhân dân biết và giám sát.

Ủy ban Nhân dân thị xã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã, phường đẩy nhanh tiến độ đấu giá cho thuê đất công ích đối với các thửa đã đủ điều kiện; từng bước tháo gỡ khó khăn đối với các thửa đất còn vướng mắc về mặt bằng nhất là các ao, hồ, đầm phục vụ nuôi trồng thủy sản; các thửa đất công ích có diện tích lớn, vị trí thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp...

Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã hướng dẫn các xã, phường có giải pháp quản lý loại đất công ích 5% nằm xen trong các thửa đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/NĐ-CP cho các hộ dân, chưa xác định được mốc giới giữa đất công và đất đã giao cho hộ dân để có biện pháp quản lý thuận lợi theo hướng quy tụ về một khu nhất định.

Các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất công ích; có biện pháp xử lý với tập thể, cá nhân vi phạm; thanh tra các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ dân có sử dụng đất công ích cũng như kiểm tra việc thực hiện sau kết luận thanh tra từ năm 2013.

Đặc biệt, Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân các xã, phường phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chuyên đề về lĩnh vực quản lý đất đai, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, hàng năm của cấp ủy các cấp; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc chấp hành pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; có biện pháp cụ thể xác lập quyền quản lý của chính quyền đối với phần diện tích thuộc quỹ đất công ích nhưng trước đây chưa quản lý trên thực tế.

Các địa phương khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ dân được thuê đất công ích khai thác và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả để tăng nguồn thu cho người thuê, cũng như có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tránh để bỏ hoang, gây lãng phí.

Ủy ban Nhân dân các xã, phường phải có phương án, lộ trình xử lý dứt điểm các trường hợp cho các hộ gia đình, cá nhân thuê sử dụng sai mục đích; thực hiện đúng phương thức, thời hạn, đối tượng, xác định nghĩa vụ tài chính của người thuê đất, từ đó kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kiên quyết xử lý các vi phạm phát sinh, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm còn tồn tại./.

Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa: Truy tìm kẻ đục mái nhà, trộm 70 chiếc điện thoại

Khánh Hòa: Truy tìm kẻ đục mái nhà, trộm 70 chiếc điện thoại

13:50 26/12/2023

Ngày 26/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã ra thông báo truy tìm nghi phạm đột nhập, trộm cắp tài sản thẻ cào, điện thoại và tiền mặt với tổng giá trị 220 triệu đồng. Theo Công an huyện Vạn Ninh, khoảng 5h ngày 19/11, tại cửa hàng điện thoại di động Nguyên và tiệm cầm đồ số 1 ở thôn Tân Đức Đông, xã Vạn Lương, anh Huỳnh Phúc Nguyên chủ 2 cửa hàng thức dậy thì phát hiện mái nhà bị dỡ ngói, phần la phông bị đục...

Người dân Thủ đô xuống phố 'săn' đào dăm, đào cành ngày Rằm tháng Chạp

Người dân Thủ đô xuống phố 'săn' đào dăm, đào cành ngày Rằm tháng Chạp

12:00 25/01/2024

Đầy đủ nụ, hoa, lộc, lá lại nhỏ nhắn đẹp với bàn thờ, những cành đào dăm, đào cành nhỏ được người dân Thủ đô tìm mua vào ngày Rằm tháng Chạp.

Chi tiết tiêu chuẩn, quy trình bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội

Chi tiết tiêu chuẩn, quy trình bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội

06:00 03/05/2024

Chức danh Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ.

Băng rừng bắt 3 đối tượng truy nã lẩn trốn ở nước ngoài

Băng rừng bắt 3 đối tượng truy nã lẩn trốn ở nước ngoài

21:50 20/07/2023

Trong 3 ngày, lực lượng chức năng đã bắt giữ thành công 3 đối tượng truy nã khi các đối tượng đang lẩn trốn tại nước ngoài.

Quán ăn bị cắt điện đột ngột, nhân viên dùng bìa cát tông quạt cho khách

Quán ăn bị cắt điện đột ngột, nhân viên dùng bìa cát tông quạt cho khách

00:50 08/06/2023

Ghi nhận của Lao Động vào trưa ngày 7.6, một số khu vực trong nội thành Hà Nội bị cắt điện trong thời gian ngắn, nhưng có nơi thời gian...

Phát hiện đôi nam nữ tử vong trong phòng trọ

Phát hiện đôi nam nữ tử vong trong phòng trọ

15:30 12/06/2023

Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân tử vong của đôi nam nữ trong phòng trọ.

Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn trên vùng biển Trường Sa vào bờ cấp cứu

Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn trên vùng biển Trường Sa vào bờ cấp cứu

06:30 20/09/2023

Sau khi tiếp cận được tàu cá, tổ y tế trên tàu SAR273 đã chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngư dân Hoàng Thế Bảo; đồng thời nhanh chóng chuyển hướng tàu vào đất liền.

Ca sinh ba tự nhiên hiếm gặp

Ca sinh ba tự nhiên hiếm gặp

13:20 02/07/2024

Người phụ nữ 24 tuổi, trú tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng mang thai lần đầu, đậu 3 thai tự nhiên. Từ tuần thai thứ 32, chị theo dõi và đăng ký sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đến tuần thứ 36, chị thấy đau tức bụng vùng hạ vị. Khám, siêu âm, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp thai kỳ nguy cơ cao hiếm gặp, sản phụ mang thai lần 1 và tam thai tự nhiên với 36 tuần, trong đó một thai chậm phát triển. Ngay sau đó, chị được làm thủ tục nhập...

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini Khương Hạ

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini Khương Hạ

23:50 14/09/2023

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa quyết định hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) với tổng số tiền 354 triệu đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra