Hà Nội, TP HCM tiếp tục xây đường sắt đô thị, tàu điện ngầm quy mô lớn

03:40 27/02/2024

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm quy mô lớn tại Hà Nội, TP HCM và một số thành phố khác.

Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận thực hiện nghị quyết Trung ương khóa 11 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thành cao tốc Bắc Nam phía đông, các trục cao tốc Đông Tây; sân bay quốc tế; hạ tầng cảng biển, đường thủy nội địa lớn; đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hải Phòng, TP HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành...

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tương xứng với nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, kết nối với khu vực và thế giới. Định hướng đến năm 2045, Việt Nam phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với nước phát triển, thu nhập cao; kết nối và hội nhập với thế giới.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; hoàn thiện mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD); xây dựng cơ chế tài chính đặc thù với công trình hạ tầng văn hóa, xã hội.

Cơ chế, chính sách đủ mạnh sẽ được xây dựng để hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu, đủ nguồn lực, năng lực quản trị hiện đại, tiếp cận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình lớn, chiến lược.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ được xây dựng có trọng tâm, phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, địa phương với nhau trong phát triển kết cấu hạ tầng. Cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường của vùng, địa phương được xây dựng đảm bảo thống nhất và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu nghiên cứu cơ chế rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và tách dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khỏi dự án đầu tư. Ngân sách nhà nước được ưu tiên cho dự án tác động liên vùng, thúc đẩy kinh tế nhanh, bền vững; công trình không có khả năng thu hồi vốn; khó thu hút đầu tư tư nhân. Nguồn vốn ODA tiếp tục được huy động hợp lý cũng như các khoản vay ưu đãi gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng.

Quỹ phát triển hạ tầng sẽ được hình thành cùng với áp dụng linh hoạt trần nợ công gắn với khả năng trả nợ để tăng thêm nguồn lực, phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ được giao hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan, bố trí nguồn lực thực hiện kết luận. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương xây dựng danh mục công trình, dự án kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Chính trị đánh giá, 10 năm qua, việc xây dựng kết cấu hạ tầng Việt Nam đạt nhiều kết quả. Nhiều dự án đưa vào khai thác, nhất là giao thông, năng lượng, thủy lợi, đô thị, thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, việc xây dựng kết cấu hạ tầng chưa tạo đột phá trong huy động nguồn lực, hình thành hệ thống hiện đại. Một số cơ chế ban hành chậm, thiếu thống nhất; công tác quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền còn bất cập.

Hạ tầng đa mục tiêu kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu chưa được chú trọng. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ, thiếu kết nối nội vùng, liên vùng. Hạ tầng xã hội, văn hóa, thể thao nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo chưa được đầu tư đúng mức. Tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại một số đô thị lớn.

Một trong những nguyên nhân là nguồn lực quốc gia hạn chế, chưa thu hút có hiệu quả nguồn lực tư nhân; quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đồng bộ; quản lý đầu tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại sau 10 năm xây dựng.

TP HCM được quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (đường sắt một ray) tổng chiều dài khoảng 220 km, vốn đầu tư ước tính 25 tỷ USD. Hiện, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương) tổng chiều dài hơn 30 km đã được triển khai từ vốn ODA theo cơ chế cấp phát từ ngân sách Trung ương. Các tuyến còn lại chưa được đầu tư.

Có thể bạn quan tâm
Cô giáo đi hàng trăm km đưa học trò về Lào Cai đưa tang bố mất trong lũ quét

Cô giáo đi hàng trăm km đưa học trò về Lào Cai đưa tang bố mất trong lũ quét

23:40 11/09/2024

Cô giáo Thu Nguyệt là giáo viên Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc ở tỉnh Thái Nguyên và đồng nghiệp đã có chuyến đi gần một ngày đến Bắc Hà, tỉnh Lào Cai để đưa học trò Thào Xuân Nhi vừa nhập học lớp 10 về nhà tiễn bố lần cuối cùng.

Tràn lan thuốc gọi tên 'y học cổ truyền'

Tràn lan thuốc gọi tên 'y học cổ truyền'

02:20 22/05/2024

Dùng thuốc chưa rõ nguồn gốc và công dụng, không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do dùng thuốc gắn mác 'y học cổ truyền'.

Đề nghị truy tố kẻ giết người ở Hóc Môn rồi trốn trong rừng tràm ở Long An

Đề nghị truy tố kẻ giết người ở Hóc Môn rồi trốn trong rừng tràm ở Long An

09:50 05/05/2024

Nguyễn Thanh Tâm chuẩn bị rựa giấu trong người rồi đi vào quán cà phê 'đèn mờ', lợi dụng nhân viên không chú ý đã ra tay giết người, cuớp tài sản trốn xuống Long An.

Một trưởng phòng ở Bình Định bị kỷ luật vì không chấp hành án

Một trưởng phòng ở Bình Định bị kỷ luật vì không chấp hành án

15:30 18/04/2023

Ông Trần Văn Nhựt, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy Phước (Bình Định) bị kỷ luật do không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Chủ tịch phường ở Hà Nội bị lập biên bản, giữ ô tô vì không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn

Chủ tịch phường ở Hà Nội bị lập biên bản, giữ ô tô vì không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn

16:40 22/09/2023

Ông L.H.Q (48 tuổi, Chủ tịch UBND một phường ở Hà Nội) bị lập biên bản xử phạt về các lỗi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng và không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến phương tiện, giấy phép lái xe… khi CSGT kiểm tra xe ô tô.

6 cán bộ quản lý thị trường ở Sơn La bị khởi tố vì nhận hối lộ của tiệm tạp hóa, quán karaoke

6 cán bộ quản lý thị trường ở Sơn La bị khởi tố vì nhận hối lộ của tiệm tạp hóa, quán karaoke

08:00 25/06/2024

6 cán bộ thuộc Đội quản lý thị trường số 2 và số 4 (Cục Quản lý thị trường Sơn La) bị khởi tố vì nhận hối lộ.

Lãnh đạo huyện Mang Thít lý giải bến phà thu giá đi một đằng, giá về một nẻo

Lãnh đạo huyện Mang Thít lý giải bến phà thu giá đi một đằng, giá về một nẻo

20:10 10/08/2023

Phí qua phà An Phước (nối 2 tỉnh Vĩnh Long - Bến Tre) có sự chênh lệch giá giữa 2 chiều với nhau khiến nhiều người dân thắc mắc.

Phòng khám Y học Sài Gòn ép sản phụ chuyển 29 triệu phá thai: Xử sao?

Phòng khám Y học Sài Gòn ép sản phụ chuyển 29 triệu phá thai: Xử sao?

10:20 22/09/2023

Ngày 21/9, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa phát hiện Phòng khám Y học Sài Gòn có hành vi giữ người bệnh để 'vẽ bệnh, moi tiền', đúng như phản ánh của người nhà bệnh nhân. Cụ thể, 18h3, ngày 19/9, Thanh tra Sở Y tế TP HCM nhận được điện thoại kêu cứu về người bệnh đang bị một phòng khám tư nhân giữ lại để 'vẽ bệnh, moi tiền'. Theo Sở Y tế TP HCM, đây là một hành vi vi phạm cả về pháp luật và đạo đức hành nghề. Kiến ThứcPhòng khám Y học Sài Gòn có dấu...

Tháo dỡ bức tường, thông đường ven sông: Yêu cầu có phương án trước 31-12

Tháo dỡ bức tường, thông đường ven sông: Yêu cầu có phương án trước 31-12

13:10 23/11/2023

Yêu cầu này được UBND TP.HCM đưa ra trong kết luận mới nhất về phương án kết nối đường ven sông Sài Gòn qua khu dân cư Vinhomes - Saigon Pearl.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới