TP. Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí...
Tiền Phong Ô nhiễm không khí vào 8h sáng ngày 2/2 tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Thùy Chi 1 |
Ô nhiễm không khí vào 8h sáng ngày 2/2 tại Hà Nội. Ảnh: VGP/Thùy Chi |
Ngày 11/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội thảo "Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí TP. Hà Nội - Hợp tác và Hành động" kêu gọi sự hợp tác cải thiện chất lượng không khí...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Thành phố đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường...
Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề cấp bách của thành phố. Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy, số ngày chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Trong đó, giao thông - vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại là từ các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí của thành phố. Theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội đã lên tới gần 9 triệu người, trong đó, dân số đô thị chiếm trên 40%. Thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy, hơn 600.000 ô tô...
Mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát; tình hình biến đổi khí hậu, việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường; nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh.
Với mong muốn mạnh mẽ cải thiện chất lượng không khí, ngày 2-3 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch là tới năm 2030, Hà Nội sẽ thành công giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.
Để đạt mục tiêu này, kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội cũng sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và các nguồn khác.
Kế hoạch cũng đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý các hoạt động đốt rơm rạ…
Để ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí, Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí cho người dân ứng phó kịp thời; tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục - truyền thông, hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là nỗ lực lớn nhằm cải thiện môi trường.
Tuy vậy, ô nhiễm không khí là vấn đề xuyên biên giới. Vì vậy, Hà Nội mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ từ các bên liên quan như: Chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế... Hà Nội cam kết thực hiện mạnh mẽ các biện pháp trong Kế hoạch quản lý chất lượng không khí với mong muốn xây dựng thành phố xanh, sạch, lành mạnh...
TP - Từ năm 2021 đến nay, vườn rau củ của anh Lê Quốc Hải ở Bình Dương đã trở thành nơi “cấp dưỡng” miễn phí cho nhiều người lao động gặp khó khăn tại địa phương này.
Trường hợp công chức cấp xã tự nguyện tinh giản biên chế được xác định căn cứ vào Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Hàng chục hộ dân ở khu vực nút giao IC3 thuộc Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (đoạn qua Hậu Giang) phản ánh, việc thi công đường cao tốc đã lấp đi mương dẫn nước tưới tiêu khiến cây trồng bị chết hơn 1 năm nay. Chủ đầu tư, nhà thầu đã ghi nhận, nhưng người dân vẫn chưa được bồi thường thiệt hại.
Thanh tra Viện KSND Tối cao vừa tổ chức hội nghị bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, thu nhập tại Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội (Viện Cấp cao 1).
Chính quyền xã Kiền Bái (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ) vừa phát hiện, cảnh báo, răn đe nhiều trường hợp thả diều làm mất an toàn lưới điện.
Điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền? A 500.000 - 1 triệu đồng B 1 - 2 triệu đồng C 2 - 3 triệu đồng Xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 6, Điểm b Khoản 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi vào đường cao...
Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm đã tuyên UBND thị xã Trảng Bàng phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trên đất cho một người dân trị giá hơn 12 tỷ đồng.
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy xe gây thiệt hại về tài sản và sức khoẻ, tính mạng. Các chuyên gia khuyến cáo các chủ...
Ngày 31/3, thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, đơn vị đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ cặp vợ chồng liên tục bấm được 4 biển số xe siêu đẹp gây xôn xao dư luận. Theo đó, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Đồng Nai gồm các lực lượng thuộc Phòng CSGT, Phòng Tham mưu, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang xác minh, làm rõ quy trình cặp vợ chồng bấm được 4 biển số siêu đẹp hôm 29/3. Lực lượng chức năng đã làm việc với những...