Các tuyến phố trung tâm Hà Nội vừa được lắp thêm hàng loạt biển tuyên truyền ghi rõ mức phạt khi vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư.
Chiều 22-1, Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố.
Đây là một trong những biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả nghị định số 168/2024, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông trong cộng đồng.
Nội dung trên các biển tuyên truyền bao gồm mức xử phạt theo nghị định số 168/2024 đối với một số hành vi vi phạm, như: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn và giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển.
Đáng chú ý, mức xử phạt với hành vi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển ô tô là 18-20 triệu đồng (trước đây 4-6 triệu đồng). Đối với xe máy, mức phạt tăng từ 800.000 - 1 triệu đồng lên 4-6 triệu đồng.
Các biển tuyên truyền được đặt tại những nút giao trọng điểm như Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Ô Chợ Dừa, Đại Cồ Việt - Giải Phóng, Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám… Đây là các vị trí có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông.
Trung tá Trần Quang Vinh (Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội), cho biết những biển này không thuộc danh mục biển báo giao thông chính thức, mà mang tính nhắc nhở, tuyên truyền. "Mục đích là giúp người dân nắm rõ quy định mới, nhận thức được mức xử phạt nghiêm khắc và điều chỉnh hành vi, qua đó nâng cao ý thức và giảm thiểu tai nạn giao thông", ông Vinh nói.
Biện pháp lắp đặt biển tuyên truyền kết hợp với việc tăng mức xử phạt nghiêm khắc được kỳ vọng sẽ chấn chỉnh những hành vi vi phạm giao thông nguy hiểm, góp phần xây dựng môi trường giao thông thủ đô an toàn, văn minh.
Anh Tú (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho rằng những quy định tại nghị định 168/2024 có tác động mạnh mẽ trong xã hội.
"Hành vi vượt đèn đỏ rất nguy hiểm, việc có thêm nội dung nhắc nhở sẽ khiến nhiều người không dám vi phạm, từ đó sẽ giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc", anh Tú nói.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.