Hà Nội ghi nhận thêm gần 200 ca mắc tay chân miệng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

15:20 21/04/2024

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 12 - 19/4/2024 thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.

Hà Nội có thêm 195 ca mắc tay chân miệng và 8 ổ dịch, chú ý 4 cách phòng bệnh cho trẻ
Hà Nội có thêm 195 ca mắc tay chân miệng và 8 ổ dịch, chú ý 4 cách phòng bệnh cho trẻ. (Nguồn: KT&ĐT)

Tuần vừa qua Hà Nội ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng, trong đó Thanh Oai có 3 ổ dịch; 5 quận, huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng mỗi nơi có 1 ổ dịch.

Không chỉ riêng ở Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực miền Bắc đã ghi nhận 1.796 ca, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023. Vì vậy, việc chủ động phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Đặc biệt, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... sẽ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

- Giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, trẻ quấy hơn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, chảy dãi (dễ nhầm với trẻ mọc răng).

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh, có thể dẫn đến tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

- Giai đoạn lui bệnh thường từ ngày thứ 8 – 10, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Cách chăm sóc đúng khi trẻ mắc tay chân miệng

Hầu hết những trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6h), có thể phối hợp thêm Ibuprofen nếu không hạ sốt khi có chỉ định của các bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ.

Có thể sử dụng Antiacid dạng gel chấm vào sang thương ở miệng để giúp trẻ giảm đau, ăn uống dễ dàng hơn. Giảm ngứa bằng các thuốc kháng Histamin thông thường như Chlorpheniramine, Theralen… theo chỉ định của bác sĩ.

– Cần cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh – trẻ lành để hạn chế sự lây nhiễm.

Trẻ mắc bệnh cần nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh, để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác trong môi trường học đường. Trong nhà nếu có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối, khuyến khích trẻ bệnh không nên chơi chung với trẻ lành trong thời gian mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động thường nhật của trẻ bệnh.

– Khi tiếp xúc, chăm sóc với trẻ bệnh cần mang khẩu trang y tế cho trẻ bị bệnh và cho cả người chăm sóc trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch ngay.

– Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh.

– Với trẻ mắc tay chân miệng cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch. Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm qua đường tay – miệng. Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được tẩy trùng sạch sẽ bằng nước sôi trước khi giặt sạch bằng xà phòng.

– Các vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát ăn cơm, đũa thìa ăn nên được luộc bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt. Tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

– Bổ sung nhiều nước cho trẻ, nhất là các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin.

– Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. Cần kiêng cho trẻ ăn các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc.

– Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:

Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.

Trẻ giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần

Trẻ có biểu hiện run tay chân (khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm), yếu chân tay, trẻ đi đứng loạng choạng

Trẻ đảo mắt bất thường, nôn ói nhiều, quấy khóc (dỗ không nín), co giật, thở mệt…

4 cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cần thực hiện những biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ không chỉ phòng ngừa được bệnh tay chân miệng hiệu quả mà còn phòng được những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Người lớn và cả trẻ em nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ẵm bồng trẻ, sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ và gia đình cần đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Những vật dụng trong nhà bếp cần được rửa sạch trước khi dùng. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Nhà trẻ, trường học và hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Theo dõi và phát hiện sớm

Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Tóm lại: Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Do vậy, biện pháp chính vẫn là vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thay quần áo, tã lót, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt), rửa sạch đồ chơi, sàn nhà bằng Cloramin B hoặc nước Javel, cách ly trẻ bệnh trong vòng 7 – 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh.

Trên thực tế bệnh tay chân miệng thường gặp nhất với trẻ em ở môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, vì do trẻ còn nhỏ nên thường đưa tay vào miệng. Cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Cần rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau bề mặt tiếp xúc bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

(theo SK&ĐS)

Có thể bạn quan tâm
Đã tháo dỡ tượng rồng khổng lồ ở Huế hay chưa?

Đã tháo dỡ tượng rồng khổng lồ ở Huế hay chưa?

10:30 16/05/2024

HUẾ - Trung tâm Công viên Cây xanh Huế vừa có thông tin về việc đập bỏ tượng rồng khổng lồ ở công viên hồ Thủy Tiên ở Huế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Romania Klaus Iohannis

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Romania Klaus Iohannis

08:00 23/01/2024

Tại cuộc tiếp, Tổng thống Romania Klaus Iohannis vui mừng được gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính sau hai cuộc gặp nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN-EU tháng 12/2022 và Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2023. Tổng thống nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm, coi đây là dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị bạn bè truyền thống Romania - Việt Nam ngày càng phát triển; đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại khu vực Châu Á-Thái...

1 phụ nữ chết vì tai nạn: Người nhà không đồng ý kết luận giám định nồng độ cồn

1 phụ nữ chết vì tai nạn: Người nhà không đồng ý kết luận giám định nồng độ cồn

17:30 08/04/2024

Người nhà của người phụ nữ tử vong vì tai nạn giao thông không đồng ý với kết luận giám định nồng độ cồn trong máu, vì sao?. Cơ quan chức năng nói gì?.

Ra mắt dự án AI cho giáo dục Việt Nam

Ra mắt dự án AI cho giáo dục Việt Nam

04:50 15/04/2024

Ngày 14-4, dự án AI cho giáo dục Việt Nam đã ra mắt tại TP.HCM. Dự án do nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương sáng lập.

Đề xuất 'gỡ vướng' dự án vành đai 2 TPHCM như thế nào?

Đề xuất 'gỡ vướng' dự án vành đai 2 TPHCM như thế nào?

08:50 11/06/2024

TPHCM cần hơn 30.000 tỷ đồng để thực hiện khép kín đường Vành đai 2. Hiện nay, các cơ quan chức năng liên quan đang nỗ lực giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất kinh hoàng ở đèo Bảo Lộc

Tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất kinh hoàng ở đèo Bảo Lộc

13:40 31/07/2023

Vào 12h trưa 31/7, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đã tìm thấy nạn nhân thứ 4 trong vụ sạt lở kinh hoàng khiến 4 người tử vong ở đèo Bảo Lộc.

Dùng dao chém bạn ngay tại lớp học ở Thanh Hoá

Dùng dao chém bạn ngay tại lớp học ở Thanh Hoá

12:30 28/04/2023

Một vụ chém nhau vừa xảy ra ngay trong lớp học tại Trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) khiến một nam sinh bị thương nặng phải đi cấp cứu.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đón nhận thư khen của Thủ tướng Chính phủ

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đón nhận thư khen của Thủ tướng Chính phủ

14:50 24/11/2023

Sáng 24/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý long trọng tổ chức lễ đón nhận Thư khen của Thủ tướng Chính phủ và trao thưởng thành tích trong phòng, chống tội phạm về ma tuý.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

11:30 06/03/2023

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến...

Co loi xay ra
Co loi xay ra