Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.
Tại văn bản gửi các trưởng phòng giáo dục và đào tạo, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và hiệu trưởng các trường trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhắc lại việc sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trong lớp học chỉ khi được giáo viên cho phép và dùng vào mục đích phục vụ học tập.
Đây là việc đã được quy định tại thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định.
Cụ thể thông tư này nêu: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".
Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng nêu: "Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập.
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định".
Tuy nhiên trên thực tế ở một số nhà trường, tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ học tập, không được giáo viên cho phép đang gia tăng, việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc tập học tập của học sinh, mà còn gây nên một số hệ lụy tiêu cực khác.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường phổ biến kỹ cho giáo viên, học sinh trong việc thực hiện đúng quy định. Tùy theo điều kiện thực tế, các nhà trường, giáo viên có thể áp dụng các biện pháp quản lý. Đơn cử như thu điện thoại, thiết bị điện tử của học sinh đầu buổi học để quản lý tại tủ chứa đồ trong lớp, trường và trả lại sau buổi học.
Các nhà trường có thể chủ động có các biện pháp giám sát, chế tài đối với học sinh vi phạm quy định trên.
Hồ Huy Quang lên mạng xã hội đăng bài có thể bói toán, giải hạn qua mạng, yêu cầu khách hàng chuyển khoản để làm lễ, sau đó chiếm đoạt.
Trong 3 nhóm tội bị truy tố trong giai đoạn thứ 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan tố tụng quy kết bà Trương Mỹ Lan đều là người chỉ đạo giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt.
Cá sấu sổng chuồng cuối cùng bị lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực rừng tràm của Công viên văn hóa An Hòa, sáng 26/11.
Điện lưới quốc gia đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế văn hóa xã hội cho xã đảo Tân Hiệp của Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng...
Ngày 29/3, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Lê Đình Ngọc (SN 1980, trú tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) về tội Giết người.
Đến với thư pháp năm 50 tuổi, ông Lê Thiên Lý tạo lập được phong cách riêng khi khai sinh ra hai kiểu chữ 'nhân diện thư' và 'vật điểu thư'.
Đắk Lắk - Việc cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk thu hồi lượng lớn vũ khí gồm súng, vật liệu nổ... từ dân (trên tinh thần tự nguyện vì...
Thấy chiếc thùng xốp bỏ lại trước cây xăng, người dân tới kiểm tra thì phát hiện một bé gái đang khóc.
Chiều 5/8, ông Nguyễn Viết Cường, Trưởng phòng Kinh tế huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở đá ngay sát một đám cưới. “Chúng tôi đã yêu cầu UBND xã Vân Trung tổ chức cắm cọc, chăng dây và đặt biển báo nguy hiểm tại vị trí sạt lở, đồng thời cử người trực tại khu vực này để theo dõi, kịp thời phát hiện các sự cố. Về lâu dài, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đánh giá, xem...