Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.
Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới |
Hà Lan đang xem xét tái lập kiểm soát biên giới và bãi bỏ giấy phép cư trú vĩnh viễn. (Nguồn: Dreamstime) |
Ngày 25/10, chính phủ Hà Lan đã công bố một loạt biện pháp cứng rắn mới kiểm soát người tị nạn, đồng thời tuyên bố một số khu vực của Syria đang bị xung đột tàn phá là “khu vực an toàn”.
Các biện pháp cứng rắn bao gồm kiểm tra biên giới - tương tự như ở Đức - là bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm, phù hợp với các quốc gia lân cận.
Trong một bài phát biểu hàng tuần trước báo giới, Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof nói: “Các cuộc đàm phán của chúng tôi cuối cùng đã kết thúc với một kết quả rất tích cực. Hôm nay chúng ta có một gói biện pháp toàn diện để thực hiện chính sách tị nạn nhanh hơn, làm cho nó chặt chẽ hơn và hợp lý hơn”.
Theo người đứng đầu chính phủ, ngoài các biện pháp kiểm soát tị nạn cứng rắn, chính sách Syria của Hà Lan sẽ được “thắt chặt đáng kể”.
Theo đó, một số khu vực của Syria đang bị xung đột tàn phá là “khu vực an toàn”. Điều đó có nghĩa là những người xin tị nạn từ các khu vực được gọi là “an toàn” có thể bị đưa trở lại và những người đã có giấy phép cư trú tại Hà Lan có thể được xem xét để trở về.
Biên giới đường bộ giữa Bỉ và Hà Lan từ hàng chục năm nay không còn kiểm soát, xe cộ đi lại thông thương. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11 năm nay, Hà Lan sẽ tái lập kiểm soát biên giới, giống như cách mà Đức và Đan Mạch đang áp dụng. Người không có giấy tờ hợp pháp nếu bị phát hiện trên đất Hà Lan sẽ bị giam giữ.
Mặc dù vậy, các biện pháp mới vẫn phải được cả Hạ viện và Thượng viện có trụ sở tại La Haye thông qua mới thực sự có hiệu lực.
Thông báo về các kế hoạch trên phù hợp với lời kêu gọi chung của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hồi tuần trước về luật mới khẩn cấp để tăng và đẩy nhanh việc hồi hương người di cư.
Ít nhất 73 người thiệt mạng vì hai vụ nổ xảy ra liên tiếp gần mộ tướng Iran Qassem Soleimani, trong lúc đám đông tưởng niệm ông.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 3/9 tuyên bố trong tuần này, ông sẽ yêu cầu Quốc hội Ukraine miễn nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov và đề nghị thay thế quan chức này bằng chính trị gia Rustem Umerov - người đứng đầu Quỹ Tài sản Nhà nước (SPF) của quốc gia Đông Âu.
Trong báo cáo công bố ngày 27/6, Cơ quan phân loại giai đoạn an ninh lương thực tích hợp (IPC) của Liên hợp quốc (LHQ) ghi nhận khoảng 25,6 triệu người ở Sudan phải đối mặt tình trạng “mất an ninh lương thực cấp tính”.
Theo Tổng biên tập RT Margarita Simonovna Simonyan và trang tin Baza của Nga, số người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 đã tăng lên thành 143 người.
Tổng tư lệnh Syrsky nói Nga đang đẩy mạnh tiến công để giành thêm lãnh thổ trước khi Ukraine nhận thêm viện trợ quân sự, bao gồm chiến đấu cơ F-16.
Các quan chức ngoại giao và quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 2+2 vào ngày 18/6 tại Seoul.
Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra các vụ tấn công bằng dao gây thương vong nghiêm trọng, một số nước châu Âu như Anh và Đức đã có những động thái đối phó.
Ngày 23/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Oumar Demba Ba, Trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Senegal đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Các Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan ngày 27/8 đã hội đàm tại thủ đô Ankara, trong đó trao đổi về một số vấn đề nổi cộm, đặc biệt là tiến trình đàm phán hòa bình đang diễn ra giữa Baku và Yerevan.