GS.TS Nguyễn Văn Hạnh: Cuộc đời đâu cũng là chỗ đặt ba lô

10:50 21/11/2023

GS.TS Nguyễn Văn Hạnh là nhà nghiên cứu góp phần xây dựng bộ giáo trình Lý luận văn học của Việt Nam, giải thích những vấn đề thực tiễn trong lịch sử văn học nước nhà. Ông vừa ra đi ở tuổi 93, để lại nhiều tiếc thương về một nhân cách trí thức lớn.

GS.TS Nguyễn Văn Hạnh phát biểu trong một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh tư liệu của TS Nguyễn Văn Kha

9 năm làm làm nghiên cứu sinh với GS.TS Nguyễn Văn Hạnh, tôi có dịp được thầy trò chuyện, được chứng kiến anh em, bạn bè của thầy đến thăm, nói về thầy những năm thầy sống và làm việc ở Hà Nội, Đại học Huế... tôi hiểu thêm về thầy.

Ngày vừa rời chốn quan trường, thầy vào Sài Gòn sống nhờ ở nhà con gái. Tôi nhớ cái đêm đầu tiên được gặp thầy để trao đổi về đề tài luận án ở căn nhà trên đường Đoàn Văn Bơ, Q.4. Dưới ánh đèn điện đủ sáng để đọc sách, tôi thấy thầy đang đọc Tuyển tập Nguyễn Trãi. Tôi hỏi về chỗ ở, thầy bảo: "Mình mới vào Sài Gòn, đây là nhà con gái. Cuộc đời đâu cũng là chỗ đặt ba lô".

Sau đó thầy được phân một căn gác ở đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận). Căn gác rộng chừng chục mét vuông vừa là chỗ ở và sinh hoạt vừa là phòng làm việc của thầy. Ở tuổi 60, thầy lo kiếm tiền để làm nhà ở. Cách kiếm tiền của người làm chuyên môn về khoa học xã hội, ngoài đề tài nghiên cứu với kinh phí ít ỏi thì đi dạy thêm là cách kiếm sống phù hợp nhất.

Thầy đi dạy bằng xe đạp. Có lần tôi đến đúng lúc thầy vừa đi dạy về. Ngồi một hồi để lại sức, thầy mới nói: Ở tuổi mình, đi dạy bằng xe đạp rất vất vả. Đi đến nơi dạy nhiều khi hoa cả mắt, vào lớp giảng bài xong mệt lắm!

Có một học trò thông cảm với nỗi vất vả của thầy, tặng chiếc Mobilet. Thầy mừng lắm, gặp ai cũng khoe. Nhưng được một thời gian ngắn, chiếc xe bị trộm lấy mất. Lúc khó khăn như thế, tôi nghe vợ thầy kể chuyện gia đình lúc mới vào Sài Gòn, anh trai thầy gọi đến giao cho một biệt thự. Anh em gặp nhau sau mấy chục năm xa cách mừng mừng tủi tủi, nhưng khi nói đến chuyện căn biệt thự thì thầy từ chối.

Khi UBND TP cấp nhà cho thầy, thầy cầm quyết định đến phòng quản lý nhà đất. Sau khi nghe nhân viên hướng dẫn rất nhiều thủ tục, lại có người bảo phải đi "cửa trước cửa sau" thế nào đấy, ông đã trả lại quyết định. Ông nói: "Tôi xin trả lại quyết định, vì quy định thủ tục lằng nhằng quá, tôi chẳng biết đường nào mà đi!".

Từ chối chức tước, từ chối cả quyền lợi vật chất, ắt hẳn thầy phải chịu nhiều gian khó. Thấy bố vợ vất vả, con rể của thầy bàn tính góp chung mua đất, xây được căn nhà giữa một xóm dệt nghèo ở quận Gò Vấp khiến thầy rất vui. Nhưng ở được một thời gian, căn nhà nhanh chóng bị phủ bụi, đổi cả màu sơn vì bụi của sợi dệt. Tiếng ồn, bụi bặm làm bà xã thầy rất khó chịu nên hay phàn nàn.

Thầy bộc bạch: "Bà nhà tôi cứ kêu mỗi khi nghe tiếng máy dệt của nhà hàng xóm. Có lúc tôi không kìm được phải nói ra: Bà biết tôi là ai không mà cũng chịu được thì bà cũng chịu được chứ!". Anh em đồng nghiệp, học trò đến thăm thầy, thấy ngôi nhà chìm ngập trong tiếng ồn của máy dệt cả ngày lẫn đêm, khó có sự yên tĩnh để làm việc nên có người lại khuyên ông làm đơn xin nhà.

Một buổi sáng cuối năm 2000, thầy nhận được quyết định cấp nhà của UBND TP. Đó là căn nhà số 38, ngõ Phạm Đôn, Q.5, nơi thầy sống cùng gia đình, tiếp tục làm việc với niềm đam mê của nhà nghiên cứu - phê bình văn học cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Nhà văn, GS.TS Nguyễn Văn Hạnh sinh ngày 1-1-1931, quê quán Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. GS.TS Nguyễn Văn Hạnh từ trần vào hồi 22h30 ngày 19-11-2023 tại TP.HCM, hưởng thọ 93 tuổi. Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ Thành phố, Quốc lộ 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Nga năm 1961, ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngữ văn tại đây năm 1963.

Sau đó GS.TS Nguyễn Văn Hạnh về nước, công tác tại Khoa Văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Ông là một trong những người chủ trì và tham gia biên soạn bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn học (4 tập, xuất bản từ 1965-1971).

Đây là một trong ba công trình lý luận văn học đầu tiên vận dụng các nguyên lý, các khái niệm do các học giả Xô viết đưa ra để xây dựng bộ giáo trình Lý luận văn học của Việt Nam, giải thích những vấn đề thực tiễn trong lịch sử văn học nước ta.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông làm trưởng ban phụ trách Viện Đại học Huế, hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế 1975-1981, thứ trưởng Bộ Giáo dục 1983-1987, phó trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương, phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương năm 1981-1983; 1987-1990...

Có thể bạn quan tâm
Hai người đàn ông bị lật thuyền giữa sông ở Đắk Nông đã tử vong

Hai người đàn ông bị lật thuyền giữa sông ở Đắk Nông đã tử vong

19:30 12/07/2023

Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể hai người đàn ông bị lật thuyền giữa sông Krông Nô ( Đắk Nông...

Sống chung với ô nhiễm từ trạm trung chuyển rác hơn 10 năm qua

Sống chung với ô nhiễm từ trạm trung chuyển rác hơn 10 năm qua

06:30 22/04/2024

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn từ trạm trung chuyển rác hơn chục năm qua ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM vẫn chưa giải quyết, khiến hàng trăm người dân khổ sở.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Australia

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Australia

21:30 17/03/2023

Chiều 17/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski.

Quảng Nam: Đề nghị xử lý Công ty Mường Thanh và nhiều sở, ngành

Quảng Nam: Đề nghị xử lý Công ty Mường Thanh và nhiều sở, ngành

21:30 25/05/2023

Theo Thanh tra tỉnh Quảng Nam, việc cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh thuê đất đã được giải phóng mặt bằng không qua đấu giá để thực hiện dự án Mường Thanh Quảng Nam là không đúng quy định

Truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Trần Trung Hiếu

Truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Trần Trung Hiếu

10:30 18/11/2023

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Trần Trung Hiếu, cán bộ Công an xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm. Trước đó, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng úy lên Đại úy đối với Thượng úy Trần Trung Hiếu. Như VTC News đưa tin, khoảng 15h45 ngày 13/11, khi...

Tự làm thịt cóc ăn, 2 trẻ tử vong, 1 nạn nhân nguy kịch

Tự làm thịt cóc ăn, 2 trẻ tử vong, 1 nạn nhân nguy kịch

10:30 12/01/2024

Bố vắng nhà, 3 chị em tự làm thịt cóc để ăn. Vài giờ sau, 2 trẻ có biểu hiện ngộ độc dẫn đến tử vong; còn 1 trẻ đang nguy kịch.

Vị vua trị vì lâu nhất lịch sử Việt Nam nhưng không có con nối dõi là ai?

Vị vua trị vì lâu nhất lịch sử Việt Nam nhưng không có con nối dõi là ai?

05:30 20/03/2023

1. Vị vua có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử phong kiến Việt Nam? A Lý Thái Tổ B Lý Nhân Tông Lý Nhân Tông (1066 – 1127) là vị vua thứ tư của triều Lý, tên thật là Lý Càn Đức, là con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân. Lý Nhân Tông lên ngôi năm 1072, khi mới 6 tuổi, sau khi vua cha Lê Thánh Tông mất. Trong thời gian trị vì, Lý Nhân Tông tỏ ra là vị vua chú trọng văn hóa, giáo dục, biệt đãi nhân tài, trọng vọng các bậc thiền...

Hàng nghìn người về Khu di tích quốc gia đặc biệt dâng hương ngày sinh nhật Bác

Hàng nghìn người về Khu di tích quốc gia đặc biệt dâng hương ngày sinh nhật Bác

16:00 19/05/2024

Hôm nay (19/5), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Hàng nghìn người đã đến tham quan và dâng hương lên Bác tại khu di tích K9 - Đá Chông. Nơi đây có nhiều sự kiện gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và cũng là địa điểm gìn giữ thi hài của Người từ năm 1969 đến 1975.

Gần 6.000 vụ tai nạn liên quan xe kinh doanh vận tải trong 18 tháng

Gần 6.000 vụ tai nạn liên quan xe kinh doanh vận tải trong 18 tháng

18:40 14/08/2023

Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an thông tin, từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 16.229 vụ tai nạn giao thông...

Co loi xay ra
Co loi xay ra