Khi cha tôi, Giáo sư (GS.) Tạ Quang Bửu, lên đường dự Hội nghị Geneva tôi mới được sáu tháng tuổi, nên không thể viết về sự kiện này với tư cách một người biết, người chứng kiến, mà chỉ như một người con được đọc, được nghe, được xem và được tìm hiểu về ông cùng những đóng góp của ông với công tác ngoại giao, trong đó có Hội nghị Geneva 1954.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Việt Nam DCCH ký Hiệp định Geneva 1954. (Nguồn: Gettyimages) |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Việt Nam DCCH ký Hiệp định Geneva 1954. (Nguồn: Getty Images) |
Đầu tiên tôi muốn nói việc GS. Tạ Quang Bửu đến với lĩnh vực ngoại giao như thế nào.
Cha tôi sinh ngày 23/7/1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống “Phụ giáo tử đăng khoa” (cha dạy con đỗ đạt) và “cử nhân tại quán” (Cử nhân ở lại quê), đã 11 đời, cho đến đời ông nội của ông.
Do cha của ông rời quê đi dạy học ở Quảng Nam, rồi Huế, cha tôi đã học ở những trường có thày dạy là người Pháp. Ông rất có ý thức dân tộc và cố gắng vươn lên. Vì kết quả học tập tốt, năm 1929 ông được đi học bậc đại học ở Pháp. Năm học cuối ông sang Anh học theo dạng trao đổi sinh viên, một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của ông sau này.
Năm 1934, hết thời hạn du học, ông về nước. Ông không có bằng cấp nhưng vẫn được mời làm cho chính quyền lúc đó. Ông không nhận và đi dạy tiếng Anh (dù ông học bốn năm ở Pháp) hoặc đi làm kỹ thuật viên ở một số công ty. Tổ chức Hướng đạo sinh lúc đó đã thu hút ông và ông trở thành Huynh trưởng HĐS Trung kỳ. Năm 1939, ông sang học lớp Trại trưởng Huấn luyện Hướng đạo sinh ở Anh. Về nước, ông tổ chức các trại huấn luyện Hướng đạo sinh với tư cách là Trại trưởng Huấn luyện Đông Dương. Trong hoàn cảnh Nhật đảo chính Pháp, anh em nhà họ Ngô lôi kéo, phát xít Nhật dọa nạt bắt phục vụ, ông đã khôn khéo tránh né và cùng ông Phan Anh thành lập Trường Thanh niên tiền tuyến Huế, nơi cung cấp cho Việt Minh nhiều cán bộ tốt và trưởng thành trong quân đội nhân dân Việt Nam và chính quyền DCCH sau này.
Và cuối tháng 8/1945, ông ra Hà Nội, được ông Đặng Thai Mai đưa đến gặp Hồ Chủ tịch. Chắc Bác đã biết nên không nói gì nhiều, Bác chỉ vào cái bàn trống, gần chỗ ngồi của ông Vũ Kỳ, cạnh phòng làm việc của Bác và bảo: “Chỗ chú đây!”. Thế là bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình, ông làm Thư ký cho Bác trong đối ngoại với Anh và Mỹ.
Ông Tạ Quang Bửu và các đại biểu chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Ông Tạ Quang Bửu và các đại biểu chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Từ tháng 9/1945 có Ban tham nghị (như cơ quan ngoại giao của Chính phủ) gồm: Tạ Quang Bửu (phụ trách), Nguyễn Đức Thuỵ, Bùi Lâm Trần Đình Long và Nguyễn Văn Lưu là Tổng thư ký. Tháng 1/1946, ông thôi công tác ở Bộ Ngoại giao thời kỳ ông Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng.
Giúp việc cho Bác, được gần Bác, ông đã tích luỹ cho mình nhiều kinh nghiệm quý về ngoại giao. Ông cho rằng thời gian này ông được học Bác và đã tốt nghiệp lớp viết thư cho các tổng thống. Ông học Bác về phương pháp đối ngoại, đối nhân xử thế, giữ gìn bí mật… những kinh nghiệm của một nhà cách mạng chuyên nghiệp.
Ông tham gia Hội nghị Đà Lạt tháng 4/1946 với tư cách Thứ trưởng Quốc phòng chuẩn bị cho chuyến thăm Pháp của Đoàn Quốc hội Việt Nam DCCH, đồng thời là chuyến thăm Pháp của Chính phủ Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu (ở Đà Lạt, trong Hotel Dalat Palace vẫn còn ghi phòng ông Bửu đã ở).
Hội nghị trù bị thất bại nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định đi Pháp tiến hành đàm phán ở Fontainebleau và cha tôi tiếp tục là thành viên của Đoàn với tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và phát ngôn viên. Hội nghị không có tiến triển, ông xin phép cùng Tiến sĩ Bửu Hội (một Việt kiều) sang Thụy Sỹ dự Lễ kỷ niệm 200 năm Hội khoa học tự nhiên của Thụy Sỹ nhưng kèm theo nhiệm vụ tìm cách mua vũ khí cũng như các tài liệu liên quan vì công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.
Về nước, ông được giao chuẩn bị di chuyển cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất vũ khí lên vùng núi, tập hợp lực lượng cho lĩnh vực này và xây dựng các cơ quan, tổ chức của Bộ Quốc phòng. Trong kháng chiến, ông làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cuối năm 1948, ông trở lại làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Giai đoạn này, ông tham gia nhiều việc liên quan đến đối ngoại, kể cả cố vấn và sử dụng tù binh (vẫn có công việc của ngoại giao). Tháng 8/1951, ông được Hội đồng hoà bình thế giới bầu là thành viên.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Giáo sư Tạ Quang Bửu. |
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Giáo sư Tạ Quang Bửu. |
Liên quan Hội nghị Geneva 1954, ngày 10/3/1954, Trung ương ta đã tập trung cán bộ để chuẩn bị cho hội nghị.
Cuối tháng 3/1954, Đoàn sang đến Trung Quốc, cập nhật tình hình quốc tế, Đông Nam Á, sách lược với các Đảng anh em, đồng thời chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho hội nghị. Đoàn sang Liên Xô ngày 27/4 để chuẩn bị thêm về công tác đối ngoại và công tác hậu cần. Trong dịp này Đoàn được dự (bí mật) cuộc diễu binh, diễu hành tại Hồng trường nhân Ngày quốc tế Lao động 1/5.
Ngày 4/5, Đoàn bay sang Berlin, đổi phi công để bay sang Thụy Sỹ. Tuy chưa được mời chính thức nhưng chính phủ Thụy Sỹ đã tổ chức một lễ đón long trọng theo nghi thức đón lãnh đạo chính phủ. Lãnh đạo đoàn Liên Xô và Trung Quốc đều ra đón. Sau này, chúng ta mới hiểu, khi ta giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, đó là niềm tự hào của những nước nhỏ, mà Thụy Sỹ cũng là một nước nhỏ bé.
Về giai đoạn này, trong bài viết “Một vài mẩu chuyện về ông Tạ Quang Bửu” của Thư ký tổ quân sự Hoàng Nguyên có đoạn, khi Hội nghị Geneva về Đông Dương được triệu tập năm 1954, ông tham gia phái đoàn đàm phán, với chức vụ cố vấn quân sự, phụ trách đoàn quân sự.
Trong cuộc đàm phán, các vấn đề quân sự là vấn đề căng thẳng và kéo dài nhất, cả về phần Việt Nam, lẫn phần Lào và Campuchia. Ông Bửu lãnh trách nhiệm đàm phán với phía Pháp, chủ yếu có De lteil và Brébisson. Phụ tá cho ông là Đại tá Hà Văn Lâu, chủ yếu là phần Việt Nam, và những người khác về phần hai nước kia. Nội dung đàm phán là về việc rút quân nước ngoài ra khỏi ba nước Đông Dương.
Ngoài ra, không kém phần quan trọng là các vấn đề chuyển quân bản địa (quân bù nhìn thân Pháp, quân kháng chiến Việt Nam, Lào và Campuchia) và tập kết quân các bên, hai vấn đề này đi tới những phương thức khác nhau: Chuyển quân tập kết theo lối “da báo”, nghĩa là thành những mảng nhỏ, hoặc thành hai phần lớn ở mỗi nước, nghĩa là chia cắt, mà ở Việt Nam, tức là chia cắt bằng một đường vạch ngang theo vĩ tuyến.
Phần đàm phán về quân sự là theo lối hẹp và bí mật. Phía Pháp rất ngoan cố, kéo dài để chờ đợi xem phía Mỹ sẽ viện trợ cho thực dân Pháp như thế nào.
Giáo sư Tạ Quang Bửu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Giáo sư Tạ Quang Bửu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Kỷ niệm vẫn được nhắc lại, trong một cuộc gặp riêng giữa Tạ Quang Bửu và Hà Văn Lâu với Deltail và Brebisson, không có mặt các tướng của ngụy quân, ông Tạ Quang Bửu đã đặt bàn tay lên bản đồ Đông Dương về phần Việt Nam và nói: Chúng tôi phải có phần này, phải thành một Nhà nước, có thủ đô, có cảng; và ông nói thêm là chúng tôi cũng quan tâm tới vùng Trung Bộ với Huế.
Như vậy, thể hiện phương án ban đầu của ta là tạm thời chia cắt Việt Nam (trong khi chờ đợi tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước) theo vĩ tuyến 13.
GS. Tạ Quang Bửu với hoạt động ngoại giao và Hiệp định Geneva 1954 |
Thiếu tướng Tạ Quang Chính. |
Chính phủ Pháp của phái chủ chiến Laniel Bidault sau cùng bị phái chủ hoà đánh đổ, và Pierre Mendes France làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đích thân sang Geneva đàm phán và khôn khéo qua Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới Việt Nam. Mendes France tuyên bố với Quốc hội Pháp, lấy ngày 20/7/1954 là ngày cuối cùng để ký Hiệp định Geneva về Đông Dương, nếu tới ngày đó không ký được thì ông ta sẽ xin từ chức, mặc cho các bên đánh nhau.
Nói về hoạt động của ông Tạ Quang Bửu tại Geneva, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhận xét, ông đã làm việc nhiều, đấu tranh kiên trì bảo vệ các nguyên tắc, lợi ích của Việt Nam, cũng như của các bạn chiến đấu của Việt Nam ở Lào và Campuchia.
Có thể thấy, dù ở nhiều cương vị khác nhau, khi công tác trong Bộ Quốc phòng, lúc làm quản lý khoa học, lúc phụ trách lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như khi đã nghỉ hưu, ông Bửu vẫn làm công tác đối ngoại. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa công việc được giao và công tác đối ngoại đã giúp ông hoàn thành hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao.
Ông xứng đáng là một nhà ngoại giao!
(*) Con trai GS. Tạ Quang Bửu, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
Chiều 24/10, TAND tỉnh An Giang mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, 54 tuổi, ngụ H.An Phú, An Giang); Nguyễn Văn Võ (55 tuổi, ngụ H.Châu Phú, An Giang); Mai Văn Đẹp (67 tuổi), Tống Trường Giang (40 tuổi), cùng ngụ H.An Phú, An Giang) về tội buôn lậu.
Chủ tịch HĐTV Cienco 1 Phạm Dũng bị phạt 6 năm tù song không phải bồi thường trong sai phạm xóa nợ trái quy định, xác định sai giá đất sau cổ phần gây thiệt hại 239 tỷ đồng.
Quận Đoàn quận 3, Đoàn Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM và Đoàn Thanh niên Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM phối hợp tổ chức Ngày hoạt động cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện vì đô thị văn minh và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính” vào sáng ngày 11/8, tại Hội trường Quận ủy - UBND quận 3.
Ninh Bình - Ngày 10.11, LĐLĐ huyện Hoa Lư (Ninh Bình) tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023-2028...
Cảnh sát đã xác minh được 3 người đàn ông liên quan vụ hành hung tài xế xe tải trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Lực lượng chức năng đã yêu cầu những người này đến trụ sở công an làm việc.
Kiến ThứcHệ thống tên lửa phòng không IRIS-T của Đức. Nguồn Wikipedia1 Trước khi bắt đầu các hoạt động phản công quy mô lớn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Ukraine đã lệnh triển khai một số lượng đáng kể các hệ thống phòng không, để bao phủ vùng trời trên biên giới Nga-Ukraine và những nơi tập trung quân của Ukraine. Mục đích của việc triển khai các hệ thống phòng không ra tuyến trước, là nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng UAV tự sát và bom lượn...
Ngày 2-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng khởi tố bị can, bắt tạm giam N.T. (22 tuổi, quốc tịch Thái Lan) để điều tra về hành vi buôn lậu. Đây là nghi phạm đã mang lậu 20 iPhone 15 vào Việt Nam.
Một trận mưa đá kèm theo lốc xoáy xảy ra trên địa bàn huyện miền núi Nghệ An đã làm khoảng 22 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, cây cối gãy đổ, thiệt hại hoa màu,...
Sau 18 tháng kể từ ngày bị tạm giữ phương tiện, tôi đến cơ quan công an lấy xe thì được thông báo xe đã thanh lý.