Những ngày này, rất đông du khách cả nước tới Điện Biên xem diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kết hợp khám phá các danh thắng và di tích lịch sử.
Tỉnh Điện Biên nằm ở rìa phía Tây vùng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 500 km. Phía Đông giáp tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp tỉnh Phôngsali của Lào. Phía Nam giáp tỉnh Luang Prabang của Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7/5/1954 đã chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam, mang ý nghĩa to lớn không chỉ trong nước, còn được cộng đồng quốc tế đánh giá là "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu".
Đồi A1
Tròn 70 năm trước, đồi A1 là cứ điểm quan trọng nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ghi dấu những trận đánh ác liệt và chiến thắng của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954. Trên đồi A1 vẫn còn dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960 kg thuốc nổ.
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, được xem là "trái tim" của Điện Biên. Ngày nay, đồi A1 được phục dựng để trở thành điểm du lịch hút khách nhất của tỉnh. Du khách được trải nghiệm một số hoạt động của bộ đội và dân công trong chiến dịch lịch sử như nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, đẩy xe đạp thồ để chở nhu yếu phẩm, nghe các câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ và sinh hoạt của người lính trong chiến đấu. Những ngày này, di tích Đồi A1 tấp nập khách tham quan, tìm hiểu lịch sử. Nhiều người thích thú với những cây phượng cổ thụ nở rực rỡ trên đỉnh đồi, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Cách đồi A1 vài trăm mét là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 Điện Biên, nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, là nơi an nghỉ của 644 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hầu hết nơi này là các ngôi mộ vô danh. Hàng năm, không chỉ thân nhân liệt sĩ, nhiều du khách cũng tới đây viếng thăm, thắp hương tưởng nhớ.
Hầm Đờ Cát
Cách đồi A1 khoảng một km là hầm Đờ Cát. Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát (De Castries), báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau này, hầm cũng trở thành điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua của người dân khi tới tỉnh Điện Biên. Căm hầm được làm bằng những vật liệu kiên cố nhất ở thời đó, có khả năng chống chọi với hỏa lực, hầm dài 20 mét, rộng 8 mét, gồm bốn gian. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây thép gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng.
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở phường Mường Thanh, mở cửa năm 2014 nhân dịp 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là công trình quan trọng của tỉnh Điện Biên, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Bảo tàng có thiết kế độc đáo hình nón cụt với tạo hình quả trám, tượng trưng cho chiếc mũ nan phủ lưới ngụy trang của chiến sĩ Điện Biên năm xưa.
Điểm đặc sắc nhất của bảo tàng là bức tranh panorama khổ rộng với tổng diện tích 3.200 m2, chiều dài 132 mét, cao 20,5 mét, đường kính 42 mét, phần đắp nổi 6 mét, ghi lại hình ảnh của hơn 4.500 nhân vật trong các giai đoạn của chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo tàng còn trưng bày gần 1.000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, bản đồ. Công trình gồm hai tầng, tầng dưới là nơi đón khách tham quan, không gian học tập, tương tác và các dịch vụ vui chơi giải trí. Tầng trên là không gian trưng bày chuyên đề chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Tượng đài được khánh thành vào ngày 7/5/2004 nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Công trình là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 12,6 m được đúc bằng 217 tấn đồng. Tượng đài được đặt trên cứ điểm đồi D1, trung tâm thành phố. Đây là công trình văn hóa, nghệ thuật mang đậm giá trị lịch sử, tính nhân văn sâu sắc của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Phía dưới tượng đài là sân hành lễ với không gian rộng rãi, có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Tại đây có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5 mét, chiều ngang 58 mét được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, nặng gần 400 tấn.
Sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng
Sở chỉ huy chiến dịch nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên 35 km về phía Đông. Đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sở chỉ huy có diện tích tự nhiên khoảng 90 km2, được bố trí thành một hệ thống liên hoàn có hầm hào và lán trại, được giữ gần như nguyên vẹn.
Hiện nay, Sở chỉ huy chiến dịch được xem là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới vùng đất Tây Bắc này. Khung cảnh xung quanh Mường Phăng hoang sơ, nên thơ với rừng cây, suối rừng. Gần Sở chỉ huy là đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000 mét, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Tuy nhiên, để chinh phục đỉnh núi này, bạn cần chuẩn bị đủ sức khỏe.
Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin là đèo núi trên quốc lộ 6 ở giáp ranh giữa xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo. Đèo có độ dài 32 km. Đây là nơi hứng chịu nhiều trận oanh tạc bằng máy bay của thực dân Pháp nhằm ngăn chặn đường tiếp vận vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm của ta phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Địa danh này cũng ghi dấu ấn trong bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" của nhà thơ Tố Hữu: "Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát". Ngày nay, Pha Đin là một trong những cung đường phượt được nhiều du khách ưa thích với những khúc cua tay áo ngoạn mục. Một số khu du lịch cũng được xây dựng để hút khách tham quan như Pha Đin Pass.
Cánh đồng Mường Thanh
Tháng 11/1953, giặc Pháp nhảy dù xuống Mường Thanh, tái chiếm Điện Biên. Người dân bị dồn vào ở các trại tập trung, tài sản bị vơ vét, ruộng đồng bị tàn phá, bỏ hoang. Suốt những tháng sau đó, cánh đồng Mường Thanh hứng chịu biết bao trận mưa bom, lửa đạn, in dấu những trận đánh ác liệt của quân dân ta chống thực dân Pháp.
Sau ngày giải phóng Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh trở lại vẻ đẹp nên thơ vốn có. Hiện nay, cánh đồng Mường Thanh là vựa lúa lớn nhất Tây Bắc nằm cách biên giới Việt - Lào 13 km, trải dài gần 20 km, rộng 6-8 km với gần 4.000 ha ruộng nước. Gạo Điện Biên nổi tiếng với các đặc sản như séng cù, tám thơm, nếp nương, nếp than. Cánh đồng Mường Thanh cũng là điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Điện Biên mỗi mùa lúa chín vàng.
A Pa Chải
A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Trước đây, trước khi tách bản, A Pa Chải là bản ở cực tây trên đất liền của miền Bắc. Hiện nay, tên gọi A Pa Chải vẫn được sử dụng cho mốc biên giới, đồn biên phòng và cửa khẩu của khu vực này. Nơi đây tiếp giáp biên giới ba nước Lào - Việt Nam - Trung Quốc.
Đường đi đến cột mốc biên giới A Pa Chải khá vất vả, hơn 750 km, trong đó nhiều đoạn đường núi gập ghềnh và phải leo bộ khoảng 30 phút để lên đỉnh núi. Địa danh này thu hút những du khách trẻ thích khám phá, trải nghiệm mạo hiểm. A Pa Chải sở hữu khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ động thực vật đa dạng, cùng nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số.
Đèo Tằng Quái
Đèo Tằng Quái tọa lạc ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, dài 11 km trên trục quốc lộ 279, cách TP Điện Biên khoảng 40 km. Đây là một điểm săn mây rất nổi tiếng với những du khách thích trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng biển mây ở thung lũng Mường Khoe và Mường Đăng.
Thác Huổi Hẹ
Di tích hang Huổi He là nơi đặt làm Sở chỉ huy thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 18/1 đến ngày 30/1/1954 - thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đổi từ chiến lược "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc", mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng của toàn chiến dịch. Thác Huổi He là danh thắng thuộc xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên, sở hữu phong cảnh hữu tình, ẩn mình dưới cây rừng xanh mướt và con thác nhiều tầng lớp, giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Không chỉ du khách bốn phương, người dân địa phương cũng thường tới đây tắm mát, tận hưởng không khí trong lành và tìm hiểu về lịch sử.
Nguyên Chi tổng hợp
Cộng đồng các dân tộc tại Phú Yên phát triển đa dạng và phong phú với 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số, trên 60.000 người sinh sống, chiếm gần 7% dân số toàn tỉnh.
Từ nạn nhân trong vụ bị cá mập tấn công đến vận động viên Paralympic xuất sắc chỉ sau một năm, câu chuyện của nữ vận động viên bơi lội trẻ tuổi người Mỹ Ali Truwit là minh chứng cho sức mạnh phi thường của ý chí con người.
Tạm gác lại công tác, phong trào thanh niên tại cơ quan, đơn vị, các cán bộ Đoàn trên cả nước đã cùng thi tài về kỹ năng ca hát, thuyết trình bằng tiếng Anh, tiếng Trung một cách thuần thục.
Hội đồng Đội Trung ương, Tỉnh Đoàn – Hội đồng Đội tỉnh, Công ty giải trí Sen Vàng, tổ chức Giọt nắng (Sunbeams), Hoa hậu hòa bình quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên cùng các nhà tài trợ vừa trao tặng khu vui chơi dành cho thiếu nhi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
NXB Kim Đồng ra mắt bộ sách văn học Ngàn năm sử Việt của nhiều tác giả viết về các danh nhân lịch sử có ảnh hưởng lớn với dân tộc Việt Nam.
Hai chuyến tàu đã va chạm trong trận tuyết rơi dày ở Bắc Kinh hôm 14/12, khiến 515 người nhập viện, trong đó có 102 người bị gãy xương.
Hai lần đoạt Huy chương Vàng Toán Quốc tế Chiều 13/7, đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2023 đã về đến Hà Nội trong sự chào đón hân hoan của gia đình, thầy cô và bạn bè. Kiến ThứcPhạm Việt Hưng, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã lần thứ 2 giành Huy chương Vàng IMO. Ảnh: Hoài Hương.1 Năm nay, cả 6 học sinh của đoàn Việt Nam đều giành huy chương IMO, trong đó, em Phạm Việt...
Ngày 2-9, một nhóm bạn trẻ Đắk Lắk đã có một kỳ nghỉ Tết Độc lập rất ý nghĩa khi cùng về buôn vùng sâu sơn tường, sửa bàn ghế gãy cho học sinh kịp vào năm học mới.
Biết tiên lượng của con trai mắc ung thư máu giai đoạn cuối 'lành ít dữ nhiều', gia đình xin đưa về chờ chết, dù bác sĩ khuyên nên ở lại viện chăm sóc giảm nhẹ.