Hơn chục năm trước từng có sóng tư nhân đầu tư vào hạ tầng (các tuyến quốc lộ, đường tránh...) qua hình thức BOT.
Hàng trăm ngàn tỉ đồng được đổ vào mở mang đường sá. Nhưng liền sau đó là giai đoạn "khủng hoảng" khi xã hội dị ứng với BOT, nhiều dự án khó thu phí, vỡ phương án tài chính, nợ xấu... Rồi đến lượt doanh nghiệp sợ, tránh xa dự án hạ tầng.
Khi quốc lộ quá tải, Nhà nước kêu gọi đầu tư vào đường cao tốc, chẳng có tư nhân nào tham gia. Nhà nước đành phải xoay vốn làm đường cao tốc. Vòng luẩn quẩn này đã làm mất đi cơ hội khai thác các nguồn lực để phát triển đất nước.
Khi tư nhân quay lưng với cơ hội đầu tư vào dự án hạ tầng, đó là khoảng lặng của nguồn lực tư nhân.
Mặc dù sau đó Nhà nước đã làm mới môi trường đầu tư, kêu gọi hợp tác công tư (PPP) và pháp luật về vấn đề này đã được hoàn thiện nhưng tư nhân cũng chưa vội.
Trước yêu cầu phát triển của quốc gia, tư nhân không thể đứng ngoài cuộc mà phải bước vào, thậm chí với vai trò chủ lực, quan trọng. Nhưng muốn tư nhân tham gia vốn vào hạ tầng, phải cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực này.
Dù ít ai thừa nhận nhưng với doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng, môi trường đầu tư những năm trước đây chưa ổn.
Nhiều dự án được địa phương mời gọi đầu tư, qua các bước thủ tục, thậm chí cả hội đồng nhân dân ra nghị quyết thực hiện nhưng khi có phản ứng, chẳng nơi nào có tiếng nói giải thích hay bảo vệ, để mặc cho doanh nghiệp chịu trận.
Rồi các cam kết giữa chính quyền và doanh nghiệp đã được ghi rõ trong hợp đồng nhưng đối tác không thực hiện, doanh nghiệp chẳng biết kêu ai...
Chuyện cũ đã qua, có nhiều bài học quý để cải thiện môi trường đầu tư vào hạ tầng, xóa đi những "ổ gà, ổ voi" trên tấm thảm đỏ kêu gọi, thu hút đầu tư.
Bài học lớn nhất đó là Nhà nước phải là "tay chơi lớn" trên thị trường đầu tư hạ tầng. Lớn như thế nào? Nhà nước phải là người ra đầu bài, nhìn xa trông rộng, cân đo đong đếm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án.
Điều này rất quan trọng vì dự án hạ tầng có tuổi đời hàng chục, vài chục năm nên phải tính toán hài hòa không chỉ trong ngắn hạn mà phải dài hạn.
"Tay chơi lớn" đó phải biết hài hòa quyền lợi của các bên: Nhà nước, doanh nghiệp dự án và người dân. Làm sao để doanh nghiệp bỏ vốn vào hạ tầng không hưởng lợi mức bất thường.
Làm sao để mức chi trả khi sử dụng hạ tầng phù hợp với khả năng của người dân. Làm sao để các doanh nghiệp đầu tư cùng có thể cạnh tranh sòng phẳng với nhau, không có nạn quân xanh quân đỏ, lợi ích nhóm, sân sau...
Và một khi đã là "tay chơi lớn", Nhà nước phải tuân thủ các cam kết của mình. Không thể vì lỡ sơ suất mà "tay chơi lớn" lại gỡ lại bằng cách ép doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Bởi khi đó các bên: Nhà nước, doanh nghiệp cùng là đối tác bình đẳng trước pháp luật.
Về phía các doanh nghiệp tư nhân rồi đây cũng phải xuống tiền trong tư thế cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật, không chạy chọt, không dựa thế quyền để có dự án.
Có như vậy khi có chuyện, thấy bị ép hoặc khi đối tác là Nhà nước không tuân thủ các cam kết, doanh nghiệp có thể hiên ngang, mạnh dạn nhờ pháp luật bảo vệ mình.
Gọi vốn tư nhân vào nền kinh tế, nhất là hạ tầng đang cần môi trường mới, ở đó "tay chơi lớn" và "tư nhân minh bạch" cùng tuân thủ luật chơi, tất cả phải sòng phẳng với nhau. Khi đó, người dân - bên thụ hưởng các dự án hạ tầng - sẽ ủng hộ.
Hà Nội - Trong bối cảnh nhu cầu tự xét nghiệm COVID-19 tăng cao, nhiều cửa hàng đã cháy hàng test nhanh hoặc không có hàng để bán.
Hãng taxi điện đứng vị trí số một với gần 40% thị phần, vượt các đối thủ về số chuyến, doanh thu bình quân và mức độ hài lòng khách hàng, theo Mordor Intelligence.
Ông Hồ Nhân - Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen - vừa qua đời ở tuổi...
Với phương châm hành động “cán bộ chủ động, người dân hài lòng”, tỉnh Tây Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ. Năm 2024 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của địa phương này trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đưa công dân trở thành trung tâm phục vụ và cải thiện mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền. Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt Ngay...
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26, việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ngành kinh tế, trong đó khu công nghiệp (KCN) giữ vai trò mũi nhọn.
Phía Vương quốc Anh khuyến nghị hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang quý tiếp theo; các nước được cấp hạn ngạch riêng sẽ không được sử dụng hạn ngạch còn dư trong quý cuối cùng.
Vĩnh Long - Rẽ lối từ ngành điện sang nông nghiệp, ông Lê Vĩnh Thọ tạo “độc - lạ” với bưởi Tam Hồng, cam Như Ý góp phần thổi làn...
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank - từ năm 2014 đến nay, đã gửi thư chia tay tới toàn thể cán, bộ nhân viên và nói lời tạm biệt. Rời khỏi vị trí Tổng giám đốc, bà Diễm cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sacombank ở vai trò mới trong chiến lược phát triển dài hạn.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị), bày tỏ sự đồng tình với ý tưởng của Thủ tướng. Ông cho rằng phong trào “cả nước thi đua làm giàu” sẽ là động thái đầu tiên nhằm thực thi các nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giúp đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Người dân, doanh nghiệp càng giàu thì đất nước càng phát triển, mỗi thành viên có thu nhập tốt sẽ đóng góp chung vào tổng thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, ông Đồng...