Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới

09:30 09/04/2023

Hàng loạt khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã được các nhà quản lý giáo dục, giáo viên nhiều trường THPT nêu ra tại hội thảo khoa học "Thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPT".

Bà Phạm Thị Bé Hiền - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - giới thiệu cách thức tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại hội thảo sáng 8-4 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức vào ngày 8-4.

Sức ép thiếu giáo viên

Theo ông Phan Đoàn Thái (giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận), bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 10 vẫn còn không ít khó khăn.

  • Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Khá phù hợp với chương trình mớiĐỌC NGAY

Trong đó, khó khăn lớn nhất là sự thiếu ổn định về đội ngũ giáo viên. Hiện nay các trường THPT công lập trong tỉnh đều chưa có giáo viên âm nhạc và giáo viên mỹ thuật.

Nội dung giáo dục địa phương gặp nhiều khó khăn do chỉ được đào tạo chuyên ngành, phải dạy kiêm nhiệm môn học mới mà chưa được đào tạo bài bản.

Ông Thái cho hay: "Đây cũng là khó khăn chung của nhiều sở giáo dục khác khi lần đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10".

Bà Nguyễn Thị Hường, phó hiệu trưởng Trường THPT Thái Nguyên (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên), cho biết ngay từ cuối năm học 2021 - 2022, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường THPT ở Thái Nguyên dù đã chuẩn bị song vẫn đứng trước sức ép thiếu giáo ở một số bộ môn trong tổ hợp mà học sinh lựa chọn.

Việc thay đổi về cấu trúc, nội dung và thời lượng các môn học trong chương trình mới dẫn tới hiện tượng có môn thừa giáo viên (lý, hóa, sinh, địa, giáo dục công dân), có môn thiếu (âm nhạc, mỹ thuật), có môn không biết lấy từ nguồn nào vì chưa có nơi đào tạo (hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp).

Bà Bùi Minh Tâm - hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM)
Chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với bài toán thừa - thiếu giáo viên ở một số bộ môn. Để đáp ứng được nguyện vọng của học trò trong chương trình mới, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi xếp lớp sao cho vừa theo mong muốn của học trò cũng vừa phải cân đối với đội ngũ giáo viên nhà trường.

Cần linh động

GS.TS Huỳnh Văn Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng để giải quyết những khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần đặt cụ thể vào bối cảnh, điều kiện của từng tỉnh thành và từng cơ sở giáo dục.

"Một kinh nghiệm của Trường trung học Thực hành là được sử dụng phòng thí nghiệm thực hành chung của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Thực tế các trường có gắn kết theo từng cụm, tại sao các trường trong cụm không thỏa thuận sử dụng chung trang thiết bị dạy học?

  • Chương trình giáo dục phổ thông mới: Khó đến đâu, gỡ đến đó

  • Chương trình giáo dục phổ thông mới: Gần hết học kỳ 1 vẫn chưa có tài liệu giáo dục địa phương!

  • Máy tính ở trường chạy cà giật, học sinh làm sao học chương trình phổ thông mới?

Có nhiều dự báo giáo viên một số môn không đủ giờ, trong khi việc quản lý giáo viên là phòng giáo dục, tại sao các trường không "dùng chung" giáo viên?" - ông Sơn đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Minh Chí, phó trưởng phòng phụ trách Phòng giáo dục trung học - giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT Bến Tre, đánh giá cao giải pháp "dùng chung" giáo viên để giải quyết tình trạng thừa - thiếu giáo viên khi thực hiện chương trình mới.

"Ở Bến Tre đã thực hiện việc này đối với giáo viên THCS. Theo đó, giáo viên một số môn được phân công dạy liên trường để phát huy hết nguồn nhân lực hiện có" - ông Chí chia sẻ.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Bé Hiền - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - cho rằng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là mô hình lý tưởng, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đối với môn lựa chọn, trường cho học sinh tùy ý chọn bốn trong chín môn. Đối với lớp chuyên trong các môn lựa chọn lý, hóa, sinh, địa, tin thì môn chuyên là môn bắt buộc nên học sinh được chọn ba môn lựa chọn.

Trường lên phương án tổ chức dạy các loại hình: môn học bắt buộc, môn chuyên, môn lựa chọn, môn chuyên đề, các môn theo chương trình nhà trường và hoạt động bắt buộc trải nghiệm hướng nghiệp...

"Mỗi học sinh học hai buổi/ngày (tối đa bốn tiết/buổi). Mỗi học sinh được học nhiều lớp khác nhau. Mỗi học sinh có một thời khóa biểu khác nhau. Trường sắp xếp lại công năng sử dụng các phòng học để tăng cường phòng học.

Duy trì hệ thống lớp học trực tuyến để giáo viên và học sinh tương tác thường xuyên, sẵn sàng chuyển đổi hình thức học trực tiếp sang trực tuyến bất cứ khi nào cần thiết. Phương án triển khai theo hướng linh động của nhà trường đã chứng minh được điểm tối ưu của chương trình giáo dục phổ thông mới" - bà Hiền khẳng định.

Dạy học chưa tương thích kiểm tra, đánh giá

Khảo sát hơn 1.500 học sinh và 350 giáo viên lớp 10 của một số trường THPT thuộc khu vực trung tâm TP.HCM do bà Bùi Minh Tâm thực hiện cho thấy học sinh khối 10 gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức với 55,8% học sinh cho rằng việc hiểu bài còn nhiều hạn chế.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế với mục tiêu tăng cường tính tích cực, chủ động của người học.

Do đó, ngoài việc theo dõi bài giảng của thầy cô trên lớp, học sinh cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị bài ở nhà - điều này tạo nên khó khăn khi học sinh khối 10 đã quen với cách học của chương trình cũ.

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới dạy và học chưa được tương thích với kiểm tra đánh giá học sinh khối 10 với các bài đánh giá thường xuyên và định kỳ.

Ví dụ trong môn toán, hầu hết các chương, bài dạy có tới 60% bài tập đề nghị có nội dung thực tiễn, tuy nhiên tiếp cận những chủ đề này trong thời lượng ngắn gây khá nhiều khó khăn cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm
Trạm trộn bê tông không phép ở Yên Bái hoạt động ngày đêm bất chấp lệnh di dời

Trạm trộn bê tông không phép ở Yên Bái hoạt động ngày đêm bất chấp lệnh di dời

00:30 16/12/2023

Trạm trộn bê tông của công ty TNHH Đồng Tiến xây dựng trái phép ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái) dù bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoạt động, di dời song vẫn bất chấp hoạt động cả ngày lẫn đêm.

1.500 người đi bộ trên đường Trường Sa gây quỹ giúp người nghèo đón Tết

1.500 người đi bộ trên đường Trường Sa gây quỹ giúp người nghèo đón Tết

09:50 14/01/2024

Sáng sớm 14-1, tại đường Trường Sa (quận 3, TP.HCM), hơn 1.500 người đã tham gia chương trình đi bộ đồng hành “Doanh nghiệp quận 3 - Nghĩa tình - Phát triển” nhằm gây quỹ giúp người nghèo đón Tết Giáp Thìn 2024.

Lịch cúp điện hôm nay ngày 15/12/2023 tại Đồng Nai

Lịch cúp điện hôm nay ngày 15/12/2023 tại Đồng Nai

20:00 14/12/2023

Lịch cúp điện hôm nay ngày 15/12/2023 tại Đồng Nai Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Đồng Nai ngày 15/12/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Biên Hoà Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 15/12/2023 từ 08h00 - 16h00 Mất điện một phần khu phố 1, 2, 3, 4 thuộc phường Tân Mai. Điện lực Biên Hoà Tiến hành công việc thí nghiệm, sửa chữa bảo dưỡng trung và hạ áp 15/12/2023 từ 08h30 - 11h30 Mất điện một phần...

Xe tải đâm vào đuôi xe đầu kéo trên cao tốc, hai mẹ con tử vong

Xe tải đâm vào đuôi xe đầu kéo trên cao tốc, hai mẹ con tử vong

09:30 12/09/2023

Rạng sáng 12/9, xe tải lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã đâm vào đuôi xe đầu kéo, hậu quả, hai nạn nhân là mẹ con đi trên xe tải tử vong tại chỗ.

Xử phạt, tước giấy phép lái xe nữ tài xế mở cửa ô tô khi đi trên Quốc lộ 1A

Xử phạt, tước giấy phép lái xe nữ tài xế mở cửa ô tô khi đi trên Quốc lộ 1A

17:00 13/05/2023

Chiều 13/5, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa có quyết định xử phạt hành chính chủ phương tiện, tước giấy phép lái xe đối với nữ tài xế mở cửa ô tô khi đi trên Quốc lộ 1A.

Bắt tạm giam cựu phó tổng biên tập một tạp chí về tội lừa đảo

Bắt tạm giam cựu phó tổng biên tập một tạp chí về tội lừa đảo

22:00 29/04/2023

Ông Lê Tuấn Dũng, cựu phó tổng biên tập một tạp chí bị Công an tỉnh Hải Dương khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội danh 'Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản'.

Người dân ASEAN - Nhật Bản: Đủ hiểu nhau để cùng hiện thực hóa khát vọng vươn xa

Người dân ASEAN - Nhật Bản: Đủ hiểu nhau để cùng hiện thực hóa khát vọng vươn xa

10:50 17/12/2023

Trong một bài viết mới đây trên East Asia Forum, Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế Kitti Prasirtsuk, Đại học Thammasat (Thái Lan) có bài viết nhận định về quan hệ hữu nghị ASEAN - Nhật Bản và đưa ra những gợi ý để hai bên thúc đẩy giao lưu nhân dân, trao đổi những sản phẩm văn hóa, du lịch mang bản sắc chung ASEAN - Nhật Bản.

Quan hệ Đối tác Chiến lược VN-Indonesia lên tầm cao mới

Quan hệ Đối tác Chiến lược VN-Indonesia lên tầm cao mới

08:20 26/06/2023

Đại sứ Tạ Văn Thông cho biết Việt Nam và Indonesia đang tiếp tục phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt, tạo động lực đưa Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.

Lịch cúp điện hôm nay ngày 27/11/2023 tại TP.HCM

Lịch cúp điện hôm nay ngày 27/11/2023 tại TP.HCM

12:10 26/11/2023

Lịch cúp điện hôm nay ngày 27/11/2023 tại TP.HCM Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại TP.HCM ngày 27/11/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực TP.HCM. Lịch cúp điện thành phố Thủ Đức Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 27/11/2023 từ 09h00 - 14h00 Một phần KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức. Điện lực Thủ Đức Tạm ngưng cung cấp điện theo kế hoạch Lịch cúp điện quận Gò Vấp Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 27/11/2023 từ 10h00 -...

Co loi xay ra
Co loi xay ra