Giữ di tích không phải là quét bụi

11:00 23/08/2023

Ở tuổi 76, bà Lê Tú Cẩm vẫn tích cực hoạt động xã hội với vai trò chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM. Vài năm qua, bà vận động để thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định sắp khánh thành.

Tầng 1 của bảo tàng được tái hiện sinh hoạt của người sống trong ngôi nhà trước năm 1975

Từng là cựu tù chính trị Côn Đảo, là phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM, sau khi về hưu, bà Lê Tú Cẩm chuyên tâm về công tác bảo tồn di sản của TP.HCM. Bà chia sẻ với Tuổi Trẻ những trăn trở về giữ lại hồn cốt của di tích.

Bảo tàng không phải là to hay nhỏ

Bà Lê Tú Cẩm bên tiêu bản Đài tưởng niệm Biệt động thành đánh Đài phát thanh Sài Gòn 1968 - Ảnh: THÁI THÁI

* Việc xin giấy phép hoạt động cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định của bà bắt đầu như thế nào?

- Khi còn làm phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM, tôi có tiếp xúc với ông Trần Văn Lai.

Sau này ông Lai mất, tôi nghỉ hưu và làm ở Hội Di sản văn hóa TP.HCM, tôi biết con của ông Lai là Trần Vũ Bình đang đi tìm di tích mà ba mình từng sống và hoạt động trong nội thành thời chiến tranh.

Do thời thế nên những di tích này qua tay nhiều người, có nguy cơ bị mất. Trong khả năng của mình, Bình đã cố gắng giữ lại cái nào hay cái đó.

Tôi thấy quý nên tìm cách gặp Bình và nhận lời giúp đỡ khi bạn ấy bày tỏ ý định làm bảo tàng nhưng chưa biết phải làm sao.

* Nhiều người nói Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định có "sản phẩm" rất đặc biệt...

- Hội Di sản văn hóa TP.HCM có giúp một vài nơi xin thành lập bảo tàng. Các bảo tàng tư nhân thường của những nhà sưu tập yêu thích một loại cổ vật nào đó, nên hiện vật cùng thuộc một chủng loại. Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định rất nhiều chủng loại, rất khó làm hồ sơ.

Với kinh nghiệm làm việc, tôi phát hiện ở ngôi nhà 145 Trần Quang Khải có một bộ sưu tập vô cùng quý giá và là "đặc sản riêng" của Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, đó là hầm.

TIN LIÊN QUAN
  • Ngắm các hiện vật quý giá trước ngày khánh thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Đây là hầm trong lòng nội thành nên không to bằng hầm ở Bến Dược (Củ Chi).

Ở đây là cái hầm nhỏ trong những nhà nhỏ, tưởng là nhà dân nhưng có hầm trong đó. Nhìn từ ngoài vào không thấy, hiếm nơi nào có được.

* Nhưng người ta thường thấy bảo tàng là nơi có không gian lớn và tập hợp các hiện vật lại một chỗ?

- Lúc đầu khi đến ngôi nhà số 145 Trần Quang Khải, tôi đã giật mình và nghĩ: "Mình giúp rồi không biết người ta có chịu cho làm không vì để làm bảo tàng phải có cơ sở vật chất nhất định".

Tuy nhiên, vì tôi đã từng làm nhiều hồ sơ và hiểu hết quy trình nên tôi cho là có thể thuyết phục được để cấp phép.

Tôi muốn mọi người thấy giá trị không nằm ở cái nhà to hay nhỏ mà nằm ở chỗ di sản để lại, cả di sản vật thể là những di vật còn giữ được và những di sản phi vật thể như các câu chuyện chiến đấu của lực lượng biệt động Sài Gòn.

Là người làm trong ngành di sản nên tôi "thấm" được khái niệm bảo tàng. Một ngôi nhà dù lớn hay nhỏ thì cũng là nơi gìn giữ di sản và phát huy được giá trị di sản.

Lá cờ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được treo ở tầng 2 bảo tàng - Ảnh: T.THÁI

Xã hội hóa để chăm lo bảo tồn tốt hơn

* Bà thấy gì từ việc làm bảo tàng trong bức tranh di sản của thành phố?

- Mỗi nơi có biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa khác nhau. Gia đình của Trần Vũ Bình bỏ công phục hồi các di tích, nếu không nó cũng tàn lụi một cách không tên không tuổi.

Ở TP.HCM, nhiều ngôi đình xuống cấp nhưng người ta đã từng biết đến tên, chứ cái nhà ở 145 Trần Quang Khải mà mất đi thì chẳng ai biết gì.

Thành ra trường hợp trên nằm trong tổng thể rất lớn mà hiện nay ai cũng băn khoăn là nhiều di tích đang trong quá trình xuống cấp, xuống cấp nghiêm trọng rồi mất tiêu.

Đó là một thực trạng. Ra mắt Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định để thấy trong bức tranh tối còn có điểm sáng.

* Những công trình xuống cấp như đình Tân Quy Đông, Tân Hội, Tân Túc, Phú Lạc... có phải do việc quản lý còn nhiều bất cập?

- Tất nhiên vì mình quản lý chưa tốt nên chưa thể phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Tuy mỗi nơi mỗi khác nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Nếu xuống cấp nhỏ kiếm cách làm dần dần thì đã không có tình trạng xuống cấp qua từng năm.

Thứ hai là chuyện tiền nong. Để bảo tồn di tích thì đầu tư rất lớn chứ không phải như nhà mình hư đâu sửa đó.

Ngân sách nhà nước không đủ để chi cho tất cả những cơ sở có dấu hiệu xuống cấp. Còn đối với các cơ sở mang tính chất tín ngưỡng thì dùng tiền nhân dân đóng góp để trùng tu. Nếu nơi nào không làm được việc đó thì tự nhiên nó xuống cấp thôi.

Bà Lê Tú Cẩm - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

* Còn chủ trương của Hội Di sản văn hóa TP.HCM thì sao?

- Hội chỉ là nơi tập hợp những con người cùng niềm đam mê, sở thích yêu di sản, trong tay không có gì hết. Cho nên hội chỉ lấy sức mạnh tập hợp đó để góp thêm tiếng nói cho những nơi xuống cấp rồi đưa lên chính quyền.

Thông qua hội như một mái nhà chung, các hội viên có thể kết hợp làm nên sức mạnh hơn là đứng riêng lẻ mỗi đơn vị. Có những nơi phát huy được chuyện thu hút du khách đến thường xuyên, có những nơi không ai đến.

Hội sẽ ở trung gian kết nối những người cùng làm di sản để họ cùng trao đổi, kết hợp và những đình, đền chưa thu hút dần dần thay đổi. Từ đó nhiều người quan tâm sẽ cùng chung sức với mình, chủ trương là xã hội hóa để cùng chăm lo cho chuyện bảo tồn ngày càng tốt hơn.

Vấn đề giữ di tích là rủ người ta tới để có cơ hội kể câu chuyện về di tích đó chứ không phải quét bụi để nó đừng dơ, đừng sụp, đừng đổ.

Để di tích kể chuyện

* Bà thường xuyên nhắc đến di tích Hỏa Lò, điều gì khiến bà tâm đắc?

- Thật ra lúc làm di tích nhà tù Hỏa Lò, những người làm di sản theo cách cũ rất phản đối, trong đó có tôi. Tôi nghĩ di tích về nhà tù như vậy không nên đập đi. Một bên đau thương, anh dũng, một bên xây khách sạn cho khách vào ở.

Nhưng thực tiễn dạy cho tôi rằng "giữ" không phải là giữ nguyên vẹn. Lúc trước tinh thần nổi bật nhất của Luật Di sản là giữ nguyên trạng, nhưng cách giữ y nguyên về mặt vật chất chưa chắc đã đúng. Quan trọng phải giữ cái phi vật thể.

Bây giờ phần vật thể ở di tích Hỏa Lò chỉ là một góc nhưng du khách hiểu hết những người tù ngày xưa đã sống và chiến đấu như thế nào. Người trẻ ngày hôm nay hay ở chỗ giữ di sản nhưng biết sáng tạo để phát huy giá trị di sản.

Vấn đề giữ di tích là rủ người ta tới để có cơ hội kể câu chuyện về di tích đó chứ không phải quét bụi để nó đừng dơ, đừng sụp, đừng đổ. Trọng về câu chuyện chứ không phải là cái nhà, cái nhà là cớ để kể những câu chuyện.

Bà Lê Tú Cẩm tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn Gia Định - Ảnh: THÁI THÁI

* Nhưng nhiều người nói giới trẻ bây giờ hiếm ai yêu di sản văn hóa dân tộc.

- Giới trẻ hay giới già thì cũng có người này người kia. Nhưng hãy nhìn số đông, đừng nói giới trẻ quên quá khứ, quên di sản.

Người trẻ tuổi có nhiều cách giữ di sản rất mới và sáng tạo. Giữ một chút cũng là giữ, còn hơn giữ nguyên vẹn cuối cùng lại như chẳng giữ được gì.

* 76 tuổi rồi, bà nghỉ đi! Có ai nói thế với bà chưa?

- Dường như đã mang lấy nghiệp vào thân, rồi cứ vậy nó lôi tôi đi hoài, buông ra không được.

Đến tuổi này rồi mà vẫn còn làm di sản thì cái đầu phải trẻ hóa để chấp nhận những điều mới, không nên ôm khư khư cái cũ.

Giống ông bà hay cằn nhằn tụi con nít là "phải quét dọn bàn thờ mỗi ngày, rồi đốt đúng ba cây nhang".

Xong nó nói không phải, khi nào tới đám giỗ hay lễ lộc gì đó rồi con dọn dẹp. Mà đốt ba cây cũng vậy, một cây cũng vậy, miễn ăn thua tấm lòng luôn nhớ đến.

Mình cũng biết chấp nhận điều đó. Giữ là giữ cái hồn cốt. Như việc thờ cúng là giữ đạo lý làm người, luôn nhớ ơn ông bà, cha mẹ chứ không phải giữ những lễ nghi y chang.

Du khách tham quan Bảo tàng Tình báo Biệt động Sài Gòn sáng ngày 29-7 - Ảnh: TỰ TRUNG

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải, Q.1) đặc biệt khi gắn mô hình bảo tàng với di tích lịch sử, Nhà nước và chính quyền địa phương quản lý, sở hữu thuộc về gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (người từng hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc tỉ phú Mai Hồng Quế, Năm USOM - thầu khoán dinh Độc Lập).

Căn nhà của bảo tàng được xây dựng từ năm 1963, trước kia là tài sản của ông Ngọc Quế - một doanh nhân có trụ sở đóng xích lô quy mô lớn.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngôi nhà là nơi hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn như hội họp, trao đổi thư từ, tài liệu...

Sau năm 1975, ông Ngọc Quế xây tường chia tòa nhà 145 Trần Quang Khải ra làm ba căn để bán cho những người dân khác. Hiện tại gia đình ông Trần Văn Lai đã mua lại một phần tầng trệt, tầng hai và tầng ba để làm bảo tàng.

Tại đây có bảy bộ sưu tập hiện vật lịch sử quý giá gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Lai và lực lượng biệt động Sài Gòn, bao gồm bộ sưu tập hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân, chứa thư từ, tài liệu, tiền vàng; bộ sưu tập vũ khí...

Bảo tàng sẽ tổ chức lễ khánh thành vào ngày 27-8.

Có thể bạn quan tâm
Cảnh sát 113 đi tuần kịp thời cứu người nghi bệnh tim nằm trong hẻm nửa đêm

Cảnh sát 113 đi tuần kịp thời cứu người nghi bệnh tim nằm trong hẻm nửa đêm

17:00 31/01/2024

Bình Thuận - Lúc nửa đêm, Cảnh sát 113 đang đi tuần thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động trong hẻm, qua kiểm tra thấy tim đập yếu...

Đoàn viên thanh niên lội suối, băng rừng vào sửa chữa đường bị lũ cuốn

Đoàn viên thanh niên lội suối, băng rừng vào sửa chữa đường bị lũ cuốn

11:50 01/10/2023

Trước tình trạng lũ cuốn trôi mất đường, ảnh hưởng đến việc đi lại và sửa chữa đường ống nước sạch, các đoàn viên đã lội suối băng rừng vào san gạt lại những điểm bị sạt lở.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thừa Thiên-Huế

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thừa Thiên-Huế

21:30 21/04/2023

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, để văn hóa đọc ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, cần khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi.

33 ngàn thí sinh trượt lớp 10: Bài học từ thất bại quan trọng hơn điểm số

33 ngàn thí sinh trượt lớp 10: Bài học từ thất bại quan trọng hơn điểm số

07:50 06/07/2023

Cùng một lúc chịu hai gánh nặng: thi trượt và chọn trường Chiều 1/7, Sở GDĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm 2023. Từ thời điểm này, biết bao nhiêu cảm xúc trái ngược giữa các gia đình. Năm nay, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 trường công chỉ có 55,7% trong tổng số hơn 100 nghìn thí sinh đăng ký dự thi. Kiến ThứcCái ôm của một người mẹ động viên con gái sau môn thi cuối cùng Kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội....

Cúc Phương là 'Vườn quốc gia hàng đầu châu Á' 2024

Cúc Phương là 'Vườn quốc gia hàng đầu châu Á' 2024

11:50 04/09/2024

Vườn Quốc gia Cúc Phương được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) vinh danh Vườn quốc gia hàng đầu châu Á 2024 lần thứ sáu liên tiếp.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Thanh niên Quân đội phải có khát vọng đẹp, trách nhiệm cao

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Thanh niên Quân đội phải có khát vọng đẹp, trách nhiệm cao

14:00 16/03/2023

Sáng 16/3, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức lễ Tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2022. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới dự, phát biểu chỉ đạo và động viên tuổi trẻ toàn quân.

Cảnh sát cơ động, kỵ binh trình diễn nhân kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Cảnh sát cơ động, kỵ binh trình diễn nhân kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế

10:40 16/03/2024

Tối 15-3, tại huyện Yên Thế, Bắc Giang, đội kỵ binh của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động (Bộ Công an) có màn biểu diễn đặc sắc.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam

16:50 23/11/2023

Tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam thăm và làm việc với T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, bày tỏ quan hệ giữa hai nước trong tương lai muốn phát triển hơn thì quan hệ thanh niên hai nước cần phải tốt hơn, do đó T.Ư Đoàn, Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam với các đối tác của Hàn Quốc phải phối hợp chặt chẽ hơn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi hiến mô tạng cứu người

Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi hiến mô tạng cứu người

13:20 25/06/2024

Hiến mô tạng cứu người là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần từ bi, hỷ xả của đạo Phật.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới