Xưởng đóng tàu cũ với một vài hạng mục bỏ hoang, cỏ phủ kín, được "khai phá" khi nhiều du khách dạo chơi quanh nhà ga Ba Son, thu hút nhiều người trẻ check in.
Trước khi phát triển thành dự án đô thị, khu đất ven sông Sài Gòn phía đường Tôn Đức Thắng từng là xưởng đóng tàu Ba Son lớn nhất Đông Dương. Công xưởng được xây dựng vào năm 1790, rộng 30 ha, là di sản hàng hải lâu đời bậc nhất của TP HCM. Để phục vụ cho quy hoạch phát triển, xưởng đóng tàu đã được di dời đến Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn những vết tích công xưởng đóng tàu một thời nằm lại khu vực này.
Các hạng mục còn lại có thể kể đến như ụ tàu có từ năm 1863, trụ neo tàu, xưởng điện tử và xưởng cơ khí. Những vết tích này nằm tại khu vực tiếp giáp ga ngầm Ba Son thuộc tuyến metro số 1, bị cỏ dại và rêu phong phủ kín nhưng khiến nhiều bạn trẻ thích thú. Khi metro đi vào hoạt động với lối dẫn ra điểm lịch sử này, nhiều bạn trẻ tò mò đến khám phá và check in.
Thanh Hồng, 30 tuổi, sống ở quận 7, đi từ cửa số 3 của nhà ga Ba Son và tản bộ khu vực này thì phát hiện công xưởng hàng trăm tuổi. "Khu đất trước đây được rào kín nên mình không biết bên trong ra sao. Nay lần đầu đi metro, bước ra từ cửa nhà ga, mình mới thấy một vài dấu tích còn sót lại", Hồng cho biết.
Khối nhà xưởng điện tử một thời hiện cỏ dại leo gần kín tòa nhà, mảng tường phía trên có vết chữ xưởng điện tử đã bị bong tróc. Khung cảnh hoang vắng nhưng lại thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.
Thích săn tìm những góc chụp ảnh cổ xưa trong lòng thành phố, Lam, 22 tuổi, đến từ Bình Phước, cho biết mảng tường bong tróc sơn, rêu và cỏ dại rậm rạp, tổng thể trông xơ xác nhưng lại là bối cảnh lý tưởng để chụp những bức ảnh mang phong cách hoài niệm. Những gì còn lại của công xưởng Ba Son một thời nằm lọt thỏm giữa cao ốc thương mại, căn hộ cao cấp, một bên là sông Sài Gòn hoa lệ, tạo nên khung cảnh ấn tượng, "cảm giác như bị thời gian bỏ quên", Lam nói.
Khu công xưởng cũ có tầm nhìn hướng ra sông Sài Gòn và toàn cảnh cầu Ba Son. Nhiều người dân cũng đến đây để đi dạo hóng gió buổi chiều hay ngắm cây cầu nối quận 1 với thành phố Thủ Đức lên đèn lúc về đêm. Theo nhân viên bộ phận an ninh ga metro, khu vực này hiện không cấm người dân vào, khách tham quan được tự do chụp ảnh trong xưởng tàu cũ, tuy nhiên cần tự bảo vệ an toàn khi trải nghiệm.
Trụ neo tàu nằm sát ven sông hiện còn nguyên vẹn, tuy nhiên khách không nên bước ra khu vực này để tránh trơn trượt gây nguy hiểm. Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp cận các vết tích là điều cần thiết vì công trình bị hư hỏng nhiều vị trí và tiềm ẩn nguy cơ sập đổ. Ngoài ra, khu vực ven sông chưa có rào chắn an toàn kiên cố, khách cần cẩn thận khi di chuyển.
Để đến xưởng đóng tàu cũ, du khách đi metro số 1 xuống tại ga ngầm Ba Son, ra cửa số 3.
Hà Phương
Rwada bắt đầu tiêm chủng ở khu vực nguy cơ cao sau khi tiếp nhận vaccine, còn Cộng hòa Congo - tâm dịch, sẽ triển khai chủng ngừa vào ngày 2/10.
Bên lề chương trình Vinh quang thầm lặng, các chiến sĩ cơ yếu kể với Tuổi Trẻ về những bức điện lịch sử của những năm tháng hào hùng, bi tráng không thể nào quên.
Ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nói nhà văn Vĩnh Quyền được trao Giải thưởng Văn học ASEAN 2021 không chỉ là vinh...
Đầu tháng 10, Nurul Syazwani lên mạng xã hội cho biết người chồng bị liệt vì tai nạn xe hơi được cô chăm sóc 6 năm qua, đã khỏe lại và lấy vợ mới.
Đền Đồng Cổ là một di tích có giá trị đặc biệt trong hệ thống Di sản Văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành và sự hiếu nghĩa của người Việt.
Bà Vương Thị Việt Hoa và bà Võ Ngọc Liên xác nhận các cháu nội của ông Vương Hồng Sển không liên quan đến vụ mất 23 tủ sách tại nhà cổ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Cô giáo Zhang Yue ở Thượng Hải đang là trung tâm chú ý ở Trung Quốc sau khi bị chồng tố quan hệ tình dục với học sinh 16 tuổi.
Hải Phòng - Bệnh viện Kiến An vừa phẫu thuật nội soi ổ bụng cho bệnh nhân bị tổn thương do nuốt phải tăm tre.
Thấy có khách hỏi mua chim trời bà Lan bấm điện thoại gọi, vài phút sau ba con vạc được mang đến, trưa 21/11.