Giới lãnh đạo Campuchia nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

16:00 12/04/2024

Cựu Thủ tướng Hun Sen, hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, và Thủ tướng Hun Manet đều đã lên tiếng bác bỏ các lo ngại liên quan dự án kênh đào Phù Nam Techo.

Ông Hun Sen, cựu thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện Campuchia - Ảnh: AFP

Ông Hun Sen, cựu thủ tướng và hiện là chủ tịch thượng viện, kêu gọi người dân không nên vu khống Campuchia, liên quan đến cáo buộc về khả năng nước này đang mở đường cho Trung Quốc tiếp cận quân sự thông qua căn cứ Ream và dự án kênh đào Phù Nam Techo.

"Kênh Phù Nam Techo hoàn toàn phục vụ lợi ích kinh tế xã hội, vì nó bổ sung đường thủy cho vùng Tây Nam Campuchia, tăng thêm các tuyến giao thông hiện có dọc sông Mekong", ông Hun Sen thông tin trên mạng xã hội, ngày 9-4.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia cho biết thêm cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp, như cung cấp nước cho canh tác cây trồng, quản lý nước trong mùa mưa, tăng sản lượng cá nước ngọt, cùng nhiều lợi ích khác.

  • Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin về kênh đào Phù Nam TechoĐỌC NGAY

Dự án kênh đào Phù Nam Techo dài 180km, nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia. Dự án này đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

Bằng cách kết nối các tuyến đường thủy giữa sông và biển của Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo được cho là sẽ giúp thúc đẩy cơ sở hạ tầng và kết nối của quốc gia này.

Theo báo KhmerTimes, việc xây dựng dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2024.

Trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế - Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc (tức Chủ tịch Quốc hội), ngày 28-3, ông Hun Sen cho biết ông kỳ vọng Bắc Kinh có thể hỗ trợ dự án xây kênh.

Ông Hun Sen cho biết thêm dự án tuân theo Hiệp định Mekong 1995, được ký giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Do đó, kênh Phù Nam Techo được cho là sẽ không tác động đến dòng chảy của sông Mekong, vì không nối trực tiếp với Mekong mà nối với sông Hậu.

Đồ họa về dự án kênh đào Phù Nam Techo, với phần màu đỏ là phần kênh đào sẽ xây dựng, phần màu xanh là một phần sông Bassac hiện có - Ảnh chụp màn hình Straits Times

Gần đây nhất, ngày 12-4, Thủ tướng Campuchia Hun Manet cũng khẳng định kênh Phù Nam Techo sẽ thúc đẩy kinh tế nước này, đồng thời không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

"Hiến pháp Campuchia không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình và Campuchia không có tham vọng hay ý định phản đối Hiến pháp. Chúng tôi không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia", ông Hun Manet nói.

"Chúng tôi không cho phép đất nước của mình trở thành căn cứ cho một quốc gia khác, chứ đừng nói đến một căn cứ quân sự, các hoạt động thù địch không được phép tiến hành chống lại bất kỳ quốc gia nào từ Campuchia" - Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh.

Theo ông Hun Manet, tàu chiến không thể vào kênh Phù Nam Techo vì lớn hơn sức tiếp nhận của kênh, chỉ có tàu chở hàng vào được. Kênh sẽ tiếp nhận tàu chở 3.000 tấn hàng hóa trong mùa khô và 5.000 tấn trong mùa mưa.

Kênh đào đã trải qua quá trình nghiên cứu kéo dài 26 tháng bởi ít nhất 40 chuyên gia, nhằm thiết lập công nghệ ngăn nước biển xâm nhập vào sông Mekong từ kênh, đồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế về sông Mekong.

Ông Hun Manet làm rõ thêm rằng kênh đào sẽ được các đối tác Trung Quốc xây dựng theo phương thức thực hiện dự án xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) với chính phủ Campuchia.

Việt Nam đề nghị chia sẻ thông tin về kênh đào Phù Nam Techo

Ngày 11-4, khi được một hãng thông tấn nước ngoài hỏi về kênh đào Funan Techo (Phù Nam Techo) ở Campuchia trong họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, ông Đoàn Khắc Việt - phó phát ngôn Bộ Ngoại giao - trả lời: "Việt Nam ủng hộ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ven sông Mekong".

Theo ông Việt, Việt Nam cũng đồng thời coi trọng việc tăng cường hợp tác để quản lý, sử dụng khách quan và bảo vệ nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển bền vững của khu vực, lợi ích của các quốc gia trong khu vực, tương lai của thế hệ mai sau và tình đoàn kết giữa các quốc gia ven sông Mekong.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết phía Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Phù Nam Techo.

"Việt Nam cũng đã đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong khu vực", ông Việt nói thêm.

Có thể bạn quan tâm
Tôm hùm, cá biển lại chết hàng loạt

Tôm hùm, cá biển lại chết hàng loạt

15:10 26/06/2024

Tôm hùm, cá biển ở vùng nuôi thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại chết hàng loạt.

Thành phố du lịch nổi tiếng bị 3.500 con khỉ 'xâm chiếm'

Thành phố du lịch nổi tiếng bị 3.500 con khỉ 'xâm chiếm'

10:40 04/02/2024

Một 'đội quân' khoảng 3.500 con khỉ đã tràn vào trung tâm một thành phố ở Thái Lan, khiến khách du lịch phải trốn tránh và buộc nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đóng cửa.

CADIVI: Hơn 500 khách mời tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024

CADIVI: Hơn 500 khách mời tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024

04:10 28/05/2024

Hơn 500 khách mời là đại lý, khách hàng, đối tác thân thiết khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đã tham dự Hội nghị khách hàng toàn quốc năm 2024 của CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) từ ngày 24-26/5/2024.

Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam tăng phí 4 tuyến cao tốc từ ngày 1/2

Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam tăng phí 4 tuyến cao tốc từ ngày 1/2

08:40 04/01/2024

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho phép VEC tăng phí với 4 tuyến cao tốc theo đề nghị trước đó của đơn vị này, gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Mức tăng không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Bộ GTVT giao VEC kiểm tra, rà soát, quyết định mức giá tăng, thời điểm tăng, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021, khả năng...

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm

09:50 10/06/2024

Sáng nay (10/6), giá vàng nhẫn tiếp tục giảm, lùi sâu về mốc 74 triệu đồng/lượng. Vàng miếng đứng im quanh mốc 76,98 triệu đồng/lượng.

Trung tâm hành chính mới huyện Diên Khánh tương lai dời ra xã Diên Lạc

Trung tâm hành chính mới huyện Diên Khánh tương lai dời ra xã Diên Lạc

01:50 01/07/2024

Khánh Hòa - Trung tâm hành chính, cơ quan của huyện Diên Khánh di chuyển và quy hoạch mới ra các khu đô thị mới tại xã Diên Lạc.

Ngày đầu xác thực sinh trắc học: Nơi siết chặt, nơi nhẹ tay, khách vẫn gặp sự cố

Ngày đầu xác thực sinh trắc học: Nơi siết chặt, nơi nhẹ tay, khách vẫn gặp sự cố

01:20 02/07/2024

Hôm nay (1/7) là ngày đầu tiên khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng bằng Mobile Banking hoặc giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng. Chị Vũ Hồng Thủy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, vào sáng sớm, chị chuyển khoản 10 triệu đồng từ tài khoản của ngân hàng Vietcombank và khá bất ngờ khi không bị ngân hàng yêu cầu xác thực sinh trắc học. Tương tự, đến chiều nay, chị chuyển khoản 10 triệu đồng từ ngân...

Quy định bảo hiểm xã hội một lần chờ Quốc hội quyết

Quy định bảo hiểm xã hội một lần chờ Quốc hội quyết

21:40 08/06/2023

Sau khi tiếp thu góp ý của người dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ trình cả 2 phương án sửa quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần để Quốc hội xem xét, quyết định.

Công ty Quốc Cường Gia Lai kinh doanh thế nào trước khi CEO bị bắt?

Công ty Quốc Cường Gia Lai kinh doanh thế nào trước khi CEO bị bắt?

06:40 20/07/2024

Ngày 30/6, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 nhưng bất thành. Nguyên nhân là Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan không tham dự với lý do sức khỏe, tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đại diện cho hơn 18% vốn điều lệ nên không đủ điều kiện tiến hành. Bà Nguyễn Thị Như Loan hiện sở hữu hơn 101,9 triệu cổ phần QCG, chiếm 37,05% vốn điều lệ doanh nghiệp này. Theo tài liệu cung cấp trước đại hội, hội đồng...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới