Tôi hay gặp rắn hổ mang chúa khi đi làm rẫy, nếu tôi bắt giết thì có tội không?
Tôi đi làm rẫy thường gặp một con rắn hổ mang chúa (hổ chúa) trong hang ở rẫy nhà mình. Nếu tôi bắt giết làm thịt rắn hổ chúa này thì có bị xử lý hình sự không?
Bạn A Mạnh, tỉnh Kon Tum hỏi.
Theo quy định tại mục 2 phụ lục I ban hành kèm theo nghị định số 160/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì rắn hổ mang chúa là động vật thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Do đó, hành vi giết rắn hổ mang chúa là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 64 điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 như sau: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm:
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB hoặc thuộc phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
..................................
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, hành vi giết rắn hổ mang chúa (1 cá thể) để làm thịt có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn
Quốc hội hôm nay (20/6) dự kiến biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)...
Mỗi giáo viên tại TPHCM sẽ được nhận 1,8 triệu đồng quà Tết. Số tiền này được chi từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán năm 2024.
'Việc tổ chức giải bóng rổ trong mùa hè này là rất phù hợp với học sinh chúng em' – Thảo Nguyên, học sinh lớp 11, Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM cho biết.
Ngày 9.9, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đã thăm hỏi, động viên công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số...
Sáng nay (11-4), sau hơn 1 tháng xét xử, Tòa án nhân dân TP.HCM sẽ tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Các em học sinh tiểu học tại TP.HCM đã vui hết cỡ khi được chơi hàng loạt trò chơi trong ngày hội giao lưu 'Em yêu sử Việt'.
Trước tình trạng nhiều mặt hàng bánh kẹo , đồ chơi không rõ nguồn gốc bủa vây trong dịp Trung thu, các nhà trường ở TP Vinh (Nghệ An) đã...
Phát hiện trên núi có nhiều vết nứt lớn trong khi trước đó ít ngày đã xảy ra sạt lở gây hư hỏng nhà, 48 hộ dân xóm Lũng Luông (xã Vũ Nông, Nguyên Bình, Cao Bằng) đã ra bãi đất trống dựng lán để ở chờ được tái định cư.
Không chỉ tình nguyện hiến đất, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc K’Ho còn góp ngày công, cùng chính quyền mở rộng đường sá ở thị trấn cũng như vùng sâu vùng xa để thuận tiện đi lại, thông thương hàng hóa. Diện mạo buôn làng nhờ vậy mà ngày càng khởi sắc.