Nhiều giáo viên bày tỏ mong ước sau cuộc cải cách tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo được giữ nguyên.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách tiền lương, từ 1.7.2024, sau khi cải cách, sẽ bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Đồng thời, Nghị quyết 27 cũng nêu rõ khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Cải cách tiền lương là niềm vui của hàng triệu giáo viên nhưng với nhiều thầy cô, niềm vui này chưa thực sự trọn vẹn. Bởi sau cải cách, phụ cấp thâm niên sẽ bị cắt bỏ. Đặc biệt, với những giáo viên gắn bó với nghề giáo hơn nửa đời người, phụ cấp thâm niên không chỉ là tiền lương mà nhiều hơn là sự đóng góp cho ngành giáo dục.
Cô Lý Thị Hà - giáo viên Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, mặc dù ủng hộ chính sách cải cách tiền lương, song, điều khiến cô trăn trở là việc cắt bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
"Chi phí sinh hoạt ở thủ đô đắt đỏ trong khi lương giáo viên chưa thực sự ưu đãi nên nếu được giữ lại phụ cấp là điều đáng mừng. Đó là ưu đãi hơn với giáo viên chúng tôi - những người cống hiến nhiều năm trong nghề" - cô Hà bày tỏ.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Huyền Nga - giáo viên Trường THCS Dịch Vọng cũng mong muốn được giữ nguyên phụ cấp thâm niên của nhà giáo
"Tâm lí chung của đa số giáo viên là đều mong giữ nguyên thâm niên của nhà giáo để được ghi nhận quá trình cống hiến rất vất vả của thầy cô giáo" - cô Huyền Nga nói.
Cô Phạm Thị Dịu, giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình, Hà Nội cũng bày tỏ trăn trở là liệu sau cuộc cải cách, khi bị cắt khoản phụ cấp thâm niên, lương nhà giáo sẽ thay đổi ra sao.
"Nếu cắt đi thâm niên của nhà giáo, tiền lương thấp đi thì mọi người sẽ trăn trở rất nhiều. Nhưng cắt đi thâm niên mà mức lương vẫn đảm bảo hơn so với bình thường thì giáo viên chúng tôi hoàn toàn ủng hộ" - cô Dịu bày tỏ.
Phụ cấp thâm niên được hiểu là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động nói chung (trong đó có giáo viên) có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động làm việc cống hiến hơn vì đơn vị.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2023 của...
Ngày 26-4, cựu thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết bà sẽ đến làm việc tại Đại học Harvard (Mỹ) trong năm nay.
Nhiều trường THPT tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2023-2024.
Hơn 100.000 người đang học liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đông nhất ở ngành Giáo dục Mầm non, Tiểu học.
Hiện nay, các phương thức xét tuyển sớm nhận được sự quan tâm lớn từ thí sinh khi có chỉ tiêu khá lớn và không áp lực nhiều về thi...
Các nhà khảo cổ phát hiện hình mặt phụ nữ được điêu khắc trên vách đá ở tỉnh Tuyên Quang, dự đoán niên đại 3.000-3.500 năm.
Sau khi cuộc phản công của quân đội Ukraine vào mùa xuân năm ngoái thất bại, Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào mùa hè này.
Năm 2023, Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng có 2.476 sinh viên tốt nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ có việc làm của sinh...
Một số quân nhân phát hiện ba thi thể nam giới với dây nylon màu xanh lá cây buộc quanh cổ và tay chân trong rừng rậm ở Bedok, ngày 30/12/1971.