Giáo viên người nước ngoài qua thời hoàng kim ở Việt Nam

09:50 11/07/2024

Jenny Petrova mang theo con trai 12 tuổi sang Việt Nam sống, chưa từng nghĩ đến cảnh gần một năm gửi 100 đơn xin việc khắp nơi mà không được phản hồi.

"Tôi cảm thấy chới với", người phụ nữ Nga, 43 tuổi, ở quận Tân Bình nói.

Hè năm ngoái, Jenny đến TP HCM để thăm em họ và nhanh chóng phải lòng Việt Nam bởi khí hậu ấm áp, con người thân thiện. Cô tốt nghiệp cử nhân giáo dục, hoàn thành chứng chỉ TEFL (Teaching English as a Foreign Language - chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh), có 7 năm kinh nghiệm nên tin rằng mình sẽ nhanh chóng ổn định cuộc sống ở Việt Nam.

"Nhưng tôi đã lầm, thị trường lao động ở đây quá khắc nghiệt", cô nói. Ba tháng đầu, cô tìm việc thông qua website lẫn các hội nhóm trên mạng xã hội nhưng chỉ nhận được vài việc trả lương theo giờ, không ổn định.

Quá nửa tháng, sự lo lắng của Jenny lớn dần. Cô muốn tìm chỗ làm cố định và hỗ trợ visa lao động. Mỗi ngày, cô gửi từ hai đến bốn email cho nhà tuyển dụng thuộc đủ lĩnh vực nhưng vẫn không được phản hồi. Jenny chỉ được một số trường mời làm trợ giảng hoặc dạy thay giáo viên nghỉ ốm.

Nghĩ ở thành phố lớn nhiều cạnh tranh, cô chuyển sang tìm ở ngoại ô Hà Nội, TP HCM và Ninh Bình. Tháng rồi, cô nhận được hai lời mời nhận việc. Một nơi muốn cô ký vào hợp đồng 100 giờ dạy mỗi tháng, mức lương 8 triệu nhưng họ hứa sẽ trả lương 33 triệu thực tế nhưng Jenny nói "không có cơ sở để tin họ".

Một nơi khác muốn cô thử việc ở tỉnh xa trong 10 ngày, tự lo chi phí di chuyển và nơi ở. Đồng thời, họ cũng không trả lương cho những giờ dạy này. Cô từ chối dù tiền tiết kiệm đang cạn dần.

Stephen Wield, 40 tuổi, nói mùa hè là giai đoạn anh phải thắt lưng buộc bụng nhất. Nam giáo viên người Mỹ ở quận Tân Phú đã có con vào năm ngoái. Chi phí gia đình tăng gấp đôi nhưng anh không tìm được trung tâm Anh ngữ nào nhận mình dạy full time trong khoảng thời gian nghỉ hè ở trường công.

Anh đến TP HCM 7 năm trước, nhận ra thị trường dạy ngoại ngữ ở đây rất nhiều cơ hội với những giáo viên bản ngữ như mình. Thực tế, Stephen được trả 450.000 đồng (20 USD) cho một giờ dạy, trung bình 20-30 giờ mỗi tuần. Thu nhập này cho anh sống rất thoải mái ở Việt Nam.

Nhưng tình hình đã khác, đặc biệt là sau Covid-19 và suy thoái kinh tế. Từ tháng 4 đến tháng 8, Stephen chỉ nhận được một công việc bán thời gian, dạy ba đến năm giờ mỗi tuần.

"Có quá nhiều sự cạnh tranh khi ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam làm nơi định cư", anh nói. "Trên thực tế, họ ưu tiên những giáo viên ngoại hình tốt, người da trắng, mắt xanh và tóc vàng, tôi chưa đủ tiêu chuẩn này".

Trong khi Stephen tiếp tục rải CV ở các trung tâm, gia đình ba người của anh sẽ sống bằng tiền tiết kiệm. Chàng trai người Mỹ nói vật giá ở Việt Nam đã tăng liên tục trong bốn năm qua, trong khi sự cạnh tranh khiến mức lương của những giáo viên ngoại quốc như anh giảm dần.

Những người nước ngoài chật vật tìm việc như Stephen và Jenny không hiếm. Khảo sát của TEFL teaching community (cộng đồng giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh) hiện có 50.000 thành viên, cho thấy số lượng công việc đã giảm 50% trong vòng một năm qua.

Đại diện nhóm English Teaching Jobs có 55.000 thành viên ở TP HCM lý giải ở thị trường việc làm Anh ngữ dành cho các giáo viên có bằng TESOL, TEFL, CELTA ở các nước châu Á đang giảm.

Bà Debra Mann, quản trị viên TEFL teaching community, cho rằng nguyên nhân là số lượng học viên ở các trung tâm đã giảm buộc nhà tuyển dụng phải cắt giảm hoặc chọn lọc khắt khe hơn. Bà đến Việt Nam lần đầu 7 năm trước, nhận thấy các trung tâm đều cố gắng chiêu mộ các giáo viên phương Tây nhưng điều này đã không còn ở hiện tại.

Thêm vào đó, sự sụp đổ của chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax Leaders đã làm suy giảm lòng tin của phụ huynh. Họ cần bằng chứng rõ ràng hơn về sự tiến bộ của con em mình và không sẵn sàng chi số tiền lớn.

Số lượng giáo viên bản ngữ ở TP HCM tăng vọt trong vài năm qua, tạo ra sự cạnh tranh và khiến mức lương giảm. "Miếng bánh đang được chia nhỏ", bà Debra Mann nói. Một số người đang chuyển đến những thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Thái Lan.

Amy, 30 tuổi, đang chuẩn bị về Mỹ sau gần hai năm dạy tiếng Anh ở TP HCM. Anh nói mình chọn sai thời điểm đến Việt Nam khi sự cạnh tranh làm mức lương thấp.

"Một giáo viên không thể sống nếu chỉ dạy ở một trung tâm", Amy nói. "Nó càng khó khăn hơn với người Mỹ gốc Á như tôi". Ở trường công, anh nhận 350.000 đồng một giờ, mức này cao hơn 100.000-150.000 đồng ở các trung tâm Anh ngữ.

Sau Covid-19, hình thức dạy trực tuyến lên ngôi như cách để tiết kiệm tiền thuê cơ sở và giảm lương giáo viên. Hiện tại, giáo vụ chỉ có thể phân giáo viên một đến hai lớp. Anh đánh giá mức thu nhập thấp so với khối lượng công việc hành chính ngoài giờ dạy như viết giáo án, báo cáo, chấm bài, trao đổi với trợ giảng, dự họp.

Amy có gần hai năm lao đao ở Việt Nam. Tháng rồi, một người bạn của anh thông báo trung tâm của họ đã giảm hơn 50% học viên. Họ gần như không thể tuyển thêm giáo viên, chuyển văn phòng từ quận 3 đến TP Thủ Đức để giảm giá thuê. Cuối cùng, Amy chọn về nước.

Trong khi đó, ở căn hộ quận Tân Bình, Jenny chia nhỏ số tiền tiết kiệm còn lại để duy trì mức sống cơ bản nhất. Cô nhẩm tính thuê nhà 6 triệu, hai mẹ con chỉ được chi một triệu mỗi tuần cho ăn uống, học hành, đi lại. Jenny tự học thêm tiếng Việt để tăng khả năng được nhận việc trong tương lai.

"Tôi thật sự yêu Việt Nam và muốn ở đây lâu dài", cô nói.

Ngọc Ngân

Có thể bạn quan tâm
Người nghèo mua siêu xe

Người nghèo mua siêu xe

08:50 14/05/2024

Muốn được mọi người ngưỡng mộ, không ít người trẻ tại Hàn Quốc sẵn sàng gánh nợ để sở hữu ôtô hạng sang.

Tranh cãi chuyện 'phải trật tự' tại quán cà phê

Tranh cãi chuyện 'phải trật tự' tại quán cà phê

13:30 18/04/2024

Hai tiếng ngồi cà phê cùng bạn, Thu Trang bị vài người xung quanh nhắc nói nhỏ, yêu cầu hai đứa trẻ đi cùng cô hạn chế chạy nhảy, để họ tập trung làm việc.

Barcelona sẽ cấm bán đồ lưu niệm có hình nhạy cảm

Barcelona sẽ cấm bán đồ lưu niệm có hình nhạy cảm

16:50 01/07/2024

Áo phông in nội dung phân biệt giới tính, đồ mở nắp chai miêu tả các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể sẽ bị cấm bán ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Nghệ An tổ chức đêm nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân anh hùng'

Nghệ An tổ chức đêm nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân anh hùng'

23:00 29/10/2023

Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân anh hùng' tái hiện một sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng.

Đà Nẵng lắng nghe thanh niên hiến kế xây dựng thành phố

Đà Nẵng lắng nghe thanh niên hiến kế xây dựng thành phố

08:10 17/04/2024

Ngày 16-4, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã có buổi đối thoại với các đại biểu thanh niên.

Thầy cô góp gạo nuôi chị em mồ côi

Thầy cô góp gạo nuôi chị em mồ côi

06:10 12/03/2024

Nghe tin cô học trò Lò Thị Tuyết định nghỉ học để nuôi em, chăm bà ốm nặng, thầy Quyền bàn với các giáo viên đón hai chị em về trường nuôi ăn học.

Tưởng u to do ngực phì đại hóa ung thư giai đoạn muộn

Tưởng u to do ngực phì đại hóa ung thư giai đoạn muộn

13:10 05/03/2024

Bà Thủy, 55 tuổi, ngực phì đại, có khối u to nhưng không biết, đến khi u phát triển gây đau, bác sĩ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn 3.

Đoàn viên thanh niên sửa xe cho học sinh miền núi, cùng em đến trường

Đoàn viên thanh niên sửa xe cho học sinh miền núi, cùng em đến trường

15:50 31/08/2023

Đoàn viên thanh niên huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) đã tổ chức chương trình sửa xe đạp miễn phí cho các em học sinh trên địa bàn, đồng thời tặng nhiều phần quà và xe đạp mới cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.

Điểm nghỉ chân miễn phí của tài xế Sài Gòn

Điểm nghỉ chân miễn phí của tài xế Sài Gòn

05:30 27/05/2024

Châu Vy, 34 tuổi, chạy 10 km lấy đơn giao rồi ghé điểm dừng ở quận Bình Tân, TP HCM, trú mưa, tranh thủ nghỉ ngơi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra