Xung quanh tranh luận có nên giao việc xét, thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương hay không? Cá nhân tôi ủng hộ việc giao địa phương xét tốt nghiệp THPT.
Đây là căn cứ để các nhà trường có cơ sở điều chỉnh phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo.
Mục đích thứ hai, kết quả thi tốt nghiệp THPT được sử dụng làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nhưng thực tế, tuyển sinh đại học những năm qua đã có sự thay đổi.
Các trường đại học có xu hướng xét tuyển dựa trên nhiều phương thức thay vì chỉ phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT như trước kia.
Chẳng hạn như: phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực; xét điểm học bạ; xét tuyển thẳng; xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ,… Các phương thức được đưa ra phù hợp với mục tiêu đào tạo khác nhau của mỗi cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, mục tiêu xử dụng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đại học không còn là phương án duy nhất. Trong khi đó tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn đạt ở mức cao và tăng dần đều.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2019 tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 94,06%; năm 2020 là 98,34%; năm 2021 là 99,37%; năm 2022, tỉ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của cả nước là 98,57%; riêng thí sinh học hệ THPT đạt 99,16%.
Từ những số liệu nêu trên, dư luận đặt ra câu hỏi, có cần tổ chức một kỳ thi mà tỉ lệ tốt nghiệp cao như vậy cùng với nhiều tốn kém cho xã hội, áp lực căng thẳng cho học sinh và phụ huynh?
Liệu Bộ GDĐT có nên giao về cho các địa phương tự tổ chức thực hiện xét tốt nghiệp, còn tuyển sinh đại học là trách nhiệm của các trường đại học?
Điều này đồng nghĩa, Bộ GDĐT không phải lo tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay. Có như vậy mới giảm tải việc học hành thi cử cho học sinh và phù hợp thay đổi của tình hình thực tế tuyển sinh của các trường đại học.
Để thực hiện việc xét tốt nghiệp THPT như đã đề cập đúng mặt pháp lý, cần sửa đổi hoặc bổ sung Luật giáo dục 2019.
Cụ thể, Điểm 3 Điều 34, Luật giáo dục 2019 quy định “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nên sửa đổi thành “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông”.
Như vậy, nếu sửa đổi Luật giáo dục, học sinh sẽ được xét công nhận tốt nghiệp THPT giống như tiểu học và THCS đã thực hiện mà không phải dự thi.
Sự điều chỉnh này sẽ giúp giảm áp lực thi cử, thời gian, tiền bạc và công sức.
Liên quan vụ việc ' Nam sinh lớp 9 ở TPHCM đánh bạn tới tấp trong lớp học ', ngày 2.11, ông Lâm Huy Hoàng - Hiệu trưởng Trường THCS...
Tổng thư ký LHQ nhận định tình hình tại Dải Gaza là 'cơn ác mộng' và gọi đây là 'cuộc khủng hoảng của toàn nhân loại'.
Sáng 22-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 15 đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 làm cơ sở cho các nhà trường và học sinh ôn tập.
Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm , học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử...
Thầy giáo Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã có những chia sẻ, lời khuyên gửi đến những thí...
Dư luận xôn xao về việc ngữ liệu trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023 trùng với đề thi thử của tỉnh Nghệ An trước đó.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định nhóm bị can hoạt động ở các phòng khám tư nhân tham gia làm giả 130.000 giấy chứng nhận nghỉ bệnh để trục lợi bảo hiểm.
Công an Quảng Ngãi vừa phát hiện, bắt giữ đại tá dỏm Trần Văn Trí cùng nhiều tang vật như trang phục giả, còng số 8, súng giả và nhiều giấy tờ giả danh luật sư, nhà báo...
PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương đã có những lưu ý dành cho các học sinh muốn đăng ký chương trình đào...