Giáo viên mầm non được xem là đối tượng vất vả nhất trong các bậc học, thế nhưng đãi ngộ họ nhận về lại có phần chưa thỏa đáng với công sức bỏ ra.
Vất vả nghề giáo viên mầm non
Tất bật đón trẻ từ sáng sớm và trả trẻ khi trời xế chiều, mỗi ngày của giáo viên mầm non trôi qua mệt nhoài với nhiều đầu việc. Thời gian làm việc kéo dài, các cô giáo mầm non không chỉ là người cô, mà như một người mẹ của trẻ.
Tâm sự về nghề, cô Hoàng Thị Thập - giáo viên Trường Mầm non Giáo Hiệu (Bắc Kạn) bộc bạch, giáo viên bậc học này có những đặc thù công việc riêng, khác với các cấp học khác. Đặc biệt là giáo viên công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.
Cô Thập nhớ lại khoảng thời gian mới ra trường, được phân công tác tại Trường Mầm non Giáo Hiệu. Trường ở xa trung tâm 8km, đường đi hầu hết là đất đỏ, gồ ghề, trơn trượt. Đồng lương hợp đồng thấp, song vì lòng yêu nghề, mến trẻ cô vẫn tiếp tục theo đuổi nghề.
Ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông, giáo viên mầm non tại các tỉnh miền núi còn gặp trường hợp bất đồng ngôn ngữ. Bởi trong một lớp học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau, tiếng phổ thông của các em còn yếu nên việc chia sẻ, truyền đạt kiến thức gặp nhiều trở ngại.
Khó khăn vất vả là vậy, nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Thập và đồng nghiệp vẫn cố gắng bám trụ cùng học trò và bà con. Với cô, giáo viên mầm non công tác tại miền núi hiện đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng mức lương vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu.
"Chính sách ưu đãi đối với giáo viên vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời để từ đó giáo viên có thể sống và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà" - cô Thập nêu quan điểm.
Giáo viên về hưu vẫn vất vả
Gắn bó với nghề giáo viên mầm non đã được 31 năm, cô Nguyễn Thị Hiên - cựu giáo viên Trường Mầm non Kim Chân (Bắc Ninh) cho rằng, giáo viên mầm non không chỉ dạy các kỹ năng cơ bản mà phải chăm sóc và giáo dục trẻ. Vừa là giáo viên, bác sĩ vừa là cha mẹ của trẻ.
Dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến vì tình yêu với nghề, dù vất vả nhưng cô Hiên luôn cố gắng hết mình với công việc. Nhưng những gì cô giáo nhận về chưa thực sự thỏa đáng.
“Tôi nhớ những năm đầu vào nghề, tôi được trả lương bằng thóc, cho đến năm 2022, mức lương của tôi một tháng là 7,2 triệu đồng. Nhưng đến khi về hưu thì tôi chỉ nhận được mức lương hưu là 2,3 triệu đồng/tháng” - cô Hiên chia sẻ.
Với số tiền lương hưu 2,3 triệu đồng/tháng, cô Hiên phải chi tiêu tiết kiệm. Dù về hưu, cô vẫn làm ruộng để giảm bớt phần nào gánh nặng cho con cháu.
“Nếu giáo viên được tăng lương, tăng chế độ đãi ngộ thì đó là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là giáo viên mầm non. Mặc dù hiện tại, mức lương đã cải thiện so với trước đây nhưng tôi vẫn cảm thấy thấp so với những gì chúng tôi đã cống hiến” - cô Hiên bộc bạch.
Nhiều giáo viên mầm non trên cả nước nói chung, trong đó có cô Thập và cô Hiên đều mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa những chính sách đãi ngộ dành riêng cho giáo viên mầm non. Đặc biệt, giáo viên cả nước đang trông đợi vào cuộc cải cách tiền lương từ năm 2024.
Hơn 100 cảnh sát được huy động cùng sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ đang vây bắt nghi can bỏ trốn liên quan án ma túy.
Một số trường đại học thu hẹp xét tuyển bằng học bạ vì cho rằng kết quả này không đồng đều, khó tuyển chọn thí sinh giỏi.
Năm 2024, trường Đại học Hà nội dự kiến tuyển 3.300 sinh viên, tăng gần 200 so với năm ngoái, bỏ 6 chương trình chất lượng cao.
Trên thế giới, việc tổ chức dạy thêm diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên có quốc gia tuyên bố nếu dạy thêm không phép sẽ bị...
Bạn đọc Tuổi Trẻ cùng có ý kiến bàn về cách ngăn chặn tiếng pháo nổ khắp nơi như trong dịp Tết vừa rồi.
Các trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội đồng loạt tạm dừng dạy thêm , dạy liên kết, sắp xếp lại thời khoá biểu.
Thanh tra Bộ GDĐT vừa công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ IELTS của nước ngoài với Công ty TNHH Giáo dục...
Nhiều năm qua, các trường đại học duy trì phương thức tuyển sinh bằng học bạ THPT. Tuy nhiên, năm nay, một số trường thông báo bỏ xét học bạ.
Ninh Bình - Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay (Tết té nước) của Lào, diễn ra từ ngày 13-16.4, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã tới...