Đáng chú ý, từng có không ít trường hợp giáo viên hợp tác với trung tâm ngoài nhà trường để đưa học sinh chính khóa vào học, nhưng lại do chính giáo viên đó đứng lớp và giao cho trung tâm đứng ra thu.
Để tránh tình trạng nói trên tiếp tục xảy ra, nội dung Thông tư 29/2024 vừa được ban hành nhằm thay thế Thông tư số 17/2012 nêu rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền chính học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học.
Do đó, việc giáo viên nhận tiền dạy thêm học sinh chính khóa là vi phạm. Dù giáo viên nhận số tiền đó trực tiếp từ cha mẹ học sinh hay gián tiếp thông qua cơ sở dạy thêm.
Thông tư mới cũng quy định tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng quy định về pháp luật liên quan như đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Giáo viên dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm sẽ bị xử phạt
Giáo viên là viên chức nếu vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm sẽ bị xử lý theo Nghị định 112 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, hiệu trưởng sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để ra quyết định xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh báo đến buộc thôi việc.
Ngoài ra, giáo viên có thể bị xử phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng nếu dạy thêm theo hình thức kinh doanh hộ gia đình mà không đăng ký kinh doanh và từ 25 - 50 triệu đồng nếu dạy thêm theo hình thức doanh nghiệp mà không thành lập doanh nghiệp.
Đồng thời, Thông tư 29/2024 quy định nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm cũng tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.