Vài năm trở lại đây, công tác tuyển sinh cấp THPT không chỉ trở thành đề tài nhận được sự quan tâm của phụ huynh mà còn là vấn đề khiến giáo viên bối rối, đặc biệt ở khâu tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
Phụ huynh bối rối trước bài toán định hướng cho con
Ngay từ khi con vào học cấp hai, chị Nguyễn Lan Hương - phụ huynh có con học lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhen nhóm nỗi sợ khi nghe các phụ huynh khác nói về "cuộc chiến" của tuyển sinh đầu cấp. Cho đến khi con tham gia vào việc học, chị Hương mới bắt đầu thấm thía áp lực này.
Trao đổi với Báo Lao Động, chị Lan Hương tâm sự: “Dù gia đình đã cố gắng tạo động lực cho con, có cả bạn bè giúp đỡ, học thêm nhưng việc học cũng không được cải thiện. Bước vào giai đoạn cuối cấp, vợ chồng tôi rất lo cho con”.
Biết được năng lực của con, hai vợ chồng chị Hương sớm đã có những định hướng riêng phù hợp nhất với khả năng hiện tại của con.
“Tôi đã cùng con tìm hiểu trước một số trường THPT dân lập trên địa bàn và quy trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ. Theo nguyện vọng của con và gia đình, tôi quyết định khi con học xong cấp 2 sẽ đăng ký cho con vào học trường dân lập” - chị Hương chia sẻ.
Cùng hoàn cảnh với chị Hương, anh Trần Đức Ninh - phụ huynh tại quận Đống Đa (Hà Nội) cũng cho rằng, trước những khó khăn trong học tập của con, thay vì chọn trường công lập có chi phí quá cao so với kinh tế gia đình, anh Ninh đã tìm hướng đi mới, cho con học trường nghề mình mong muốn.
“Với các trường dân lập hiện nay, chi phí học tập gia đình tôi không có khả năng lo cho cháu được, tôi đã nhờ trường, giáo viên tham vấn trường nghề phù hợp với con.
Hy vọng sau khi học xong cấp 2, con sẽ đăng ký được trường nghề phù hợp với điểm mạnh của bản thân, giúp con có được một ngành nghề tốt và ổn định về sau” - anh Ninh bày tỏ.
Cả chị Hương và anh Ninh chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phụ huynh băn khoăn, xoay xở đưa ra hướng đi phù hợp nhất cho con. Nhất là giai đoạn các trường ở Hà Nội đã bắt đầu vào học kỳ II, thời điểm này cũng là cao điểm các trường THCS trên địa bàn tiến hành phân luồng học sinh lớp 10.
Giáo viên khó xử khi phân luồng học sinh
Là giáo viên tham gia vào việc dẫn dắt học sinh cấp THCS vượt cấp, cô Lê Thị Hằng - giáo viên cấp THCS tại Thanh Hóa cho biết, công tác hướng nghiệp học sinh rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo trong định hướng cho học sinh, không để các em tự ti hay mặc cảm.
"Với những học sinh có học lực không tốt, chúng tôi thường chú ý kèm cặp trong quá trình học tập, đồng thời cũng là để phụ huynh biết được năng lực của học sinh và có những quyết định phù hợp cho các em" - cô Hằng cho hay.
Tuy nhiên, điều cô Hằng trăn trở nhất có lẽ là việc nhiều phụ huynh chưa thấu hiểu, cho rằng giáo viên đánh giá thấp học sinh. Do đó, giáo viên phải rất tinh tế trong việc trao đổi với phụ huynh.
"Mọi sự đánh giá của giáo viên đều dựa trên thế mạnh và điểm yếu của học sinh. Giáo viên luôn mong muốn học sinh sẽ có được cơ hội học tập tốt nhất. Bản thân các giáo viên không định hướng được các em làm gì cũng có nghĩa là chúng ta có tội với học sinh.
Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa thấu hiểu hết nên thường có tâm lý không được thoải mái khi giáo viên định hướng học sinh vào các trường nghề. Điều này cũng là một cản trở lớn đối với giáo viên" - cô Hằng bộc bạch.
TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đánh giá: “Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, công tác phân luồng cần nhìn nhận một cách khôn ngoan hơn. Người lao động tương lai rất cần nền tảng văn hóa phổ thông trung học để có thể học suốt đời. Giáo viên cần định hướng cụ thể cho học sinh, không phân luồng để ép học sinh THCS vào học nghề. Chỉ nên phân luồng những người không thể học được ở bậc THPT do sức khỏe, điều kiện kinh tế, không học được hoặc không muốn học, tạo điều kiện tối đa để các em được tiếp tục đi học lớp 10”.
Sau vụ học sinh ném dép cô giáo ở Tuyên Quang, nhiều sinh viên sư phạm tại TP Cần Thơ bày tỏ sự hoang mang, trông chờ vào Luật Nhà giáo để an tâm theo đuổi giấc mơ sư phạm.
Đại học Đà Nẵng phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ thành phố tổ chức khai mạc Festival Sáng tạo trẻ lần thứ 5, năm 2023 với chủ...
Học sinh , giáo viên tại Hà Nội nhận định, đề khảo sát khối 11 ngày 12.3 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không quá khó.
Chiều 5.6, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Cần Thơ cho biết, trong buổi thi môn Ngoại ngữ của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp...
Tính đến ngày 26.6, đã có 26 địa phương công bố điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập năm 2023.
Binh sĩ Ukraine tại Rabotino cho biết họ thiếu nhân lực, đạn dược và UAV, trong khi liên tục bị Nga tập kích và đáp trả với cường độ cao.
Việc giáo viên có thể được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở mà không cần có sáng kiến là tin vui cho nhiều thầy cô.
Theo giới chức địa phương, vụ nổ xảy ra vào sáng sớm tại một ngôi nhà ở khu vực Sarki Kalan của Quetta, thủ phủ của tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan do rò rỉ khí đốt dẫn đến sập mái nhà.
Liên Hiệp Quốc, EU và nhiều quốc gia phương Tây nhanh chóng lên án Iran sau đòn tập kích lớn vào Israel sáng 14-4.