Giáo viên cần nắm bắt 'làn sóng' đổi mới giáo dục để không lỗi thời

10:20 10/01/2024

Thực tế đòi hỏi giáo viên cũng phải tự giác ngộ, tự học hỏi, tận dụng mọi cơ hội để thay đổi bản thân, nắm bắt “làn sóng” đổi mới giáo dục, sáng tạo các thực tiễn giáo dục của riêng mình...

g
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, để chất lượng giáo dục nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên phải được quan tâm, chú trọng.

Là người có nghiên cứu một số khía cạnh của giáo dục, tôi quan tâm nhiều đến các vấn đề đang đặt ra đối với ngành. Thứ nhất, sự lúng túng, thiếu đồng bộ, chưa có triết lý thông suốt trong giáo dục, đặc biệt là vấn đề dạy học tích hợp và các biện pháp kiểm tra đánh giá, bao gồm cả thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Thứ hai, vấn đề an toàn trường học khi xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Trong đó, có những nạn nhân là học sinh bị tổn hại sức khỏe tinh thần, thể chất nghiêm trọng. Đáng lo ngại là bạo lực học đường có nguy cơ leo thang, diễn biến liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hết vụ này tới vụ khác, trong đó có cả những vụ việc như ở Tuyên Quang, vượt xa cả tưởng tượng của người dân.

"Chất lượng giáo viên là vấn đề quan trọng số một trong giáo dục. Mọi cuộc cải cách đều chỉ dừng lại ở khẩu hiệu nếu không có giáo viên tốt. Cải cách giáo dục ở Việt Nam luôn gặp khó không chỉ vì vướng mắc ở những vấn đề quan trọng nhất như triết lý giáo dục, mà ngay cả khi có hướng đi đúng ở một vài phạm vi hẹp, khi thực thi vẫn 'gặp khó' vì không có người thực hiện".

Thứ ba, vấn đề nhà giáo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp. Những vụ ăn bớt cả bữa ăn bán trú của học sinh và chiếm dụng, thu tiền quỹ phụ huynh trái quy định (lạm thu) diễn ra ở nhiều địa phương làm cho phụ huynh bức xúc, lo lắng. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì nó vượt qua cả giới hạn đạo đức tối thiểu, thông thường.

Thứ tư, vấn đề đời sống giáo viên và văn hóa trường học còn tồn tại nhiều vấn đề. Hiện tượng giáo viên bỏ việc nhiều rất đáng suy nghĩ. Giáo viên bỏ việc không phải chỉ vì lương thấp mà là vì môi trường làm việc cũng đang bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực, nhiều áp lực, phải gánh nhiều việc ngoài chuyên môn, sự hoang mang khi thực thi cải cách giáo dục...

Theo tôi, rất khó có thể kỳ vọng sự thay đổi mạnh mẽ của ngành Giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng với sự năng động vốn có, các đơn vị giáo dục, những người làm giáo dục trực tiếp sẽ có những cải tiến phù hợp với thực tiễn.

Từ đó, tạo ra các thay đổi nhỏ nhưng bền vững và phù hợp với đường hướng chiến lược lâu dài. Đó là, thúc đẩy giáo dục theo hướng khai phóng, dân chủ, tôn trọng người học và tình hình thực tế, đảm bảo học thật, thi thật, làm thật. Chẳng hạn, gần đây ở Hà Nội có vài trường đưa vào thời gian đọc sách đầu giờ và học sinh tham gia rất hào hứng. Tôi nghĩ, đó là một trong những tín hiệu khả quan.

Chất lượng giáo viên là vấn đề quan trọng số một trong giáo dục. Mọi cuộc cải cách đều chỉ dừng lại ở khẩu hiệu nếu không có giáo viên tốt. Cải cách giáo dục ở Việt Nam luôn gặp khó không chỉ vì vướng mắc ở những vấn đề quan trọng nhất như triết lý giáo dục mà ngay cả khi có hướng đi đúng ở một vài phạm vi hẹp, khi thực thi vẫn gặp khó vì không có được người thực hiện.

Để có người thầy đúng nghĩa thì từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá… đều phải tôn trọng tối đa và khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi giáo viên cũng phải tự giác ngộ, tự học hỏi, tận dụng mọi cơ hội để thay đổi bản thân, nắm bắt “làn sóng” đổi mới giáo dục, sáng tạo các thực tiễn giáo dục của riêng mình.

Tôi nghĩ, muốn giáo dục thực sự có chất lượng thì mọi thứ cần phải… chậm lại. Ngành Giáo dục cần tập trung vào mấy việc cơ bản, dễ tìm kiếm được sự đồng thuận của giáo viên và người dân, cũng không quá phức tạp khi tính toán ở phương diện quản lý nhà nước.

Một là, khuyến khích giáo viên tự xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục của mình để tạo ra các thực tiễn giáo dục đúng nghĩa. Những thực tiễn dễ tiến hành nhất sẽ là giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm sau đó đến các môn học phục vụ đời sống gần gũi khác như lịch sử, địa lý, khoa học…

Hai là, nỗ lực cải thiện văn hóa trường học đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và văn hóa đọc. Cần phải xây dựng được thư viện tốt và phát huy được vai trò của thư viện trường học đúng nghĩa thay vì làm thư viện để được công nhận trường chuẩn. Học và dạy không gắn liền và dựa trên việc đọc thì mọi thành tích chỉ là ảo hoặc có giá trị nhất thời.

Ba là, giám sát chặt chẽ thu chi trường học để tránh tiêu cực. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên, cán bộ quản lý không có lương tâm nghề nghiệp, đồng thời can đảm bảo vệ những giáo viên yêu nghề, có năng lực, dám đấu tranh chống tiêu cực.

Bốn là, cần có biện pháp cụ thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Cần phải làm mọi biện pháp cần thiết để giáo viên có thể sống bằng lương mà không cần dạy thêm hay phải “chân trong chân ngoài”. Đây vừa là biện pháp trước mắt vừa là chiến lược lâu dài. Nếu không làm được việc này rất khó để có nền giáo dục chất lượng cao.

Nhìn vào cải cách giáo dục ở Nhật Bản có thể thấy, cải cách giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả và đem lại sự thay đổi tích cực khi mọi bộ luật, chính sách, dự án cải cách lấy lợi ích của người dân, quyền lợi của trẻ em và tương lai của quốc gia làm đích đến và xuất phát điểm của cải cách. Cần tính toán kỹ để không đưa ra mục tiêu cải cách quá cao khi điều kiện thực tế không đáp ứng được, dẫn tới tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Một khi nội lực của giáo viên, học sinh được tôn trọng và phát huy, chắc chắn giáo dục sẽ khởi sắc.

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

- Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày...

- Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm
Khởi tố 5 đối tượng đuổi đánh nhóm thanh niên đang ngồi cửa nhà dân

Khởi tố 5 đối tượng đuổi đánh nhóm thanh niên đang ngồi cửa nhà dân

15:50 24/07/2023

Ngày 24/7, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Yên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 trong số 45 đối tượng về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” gồm: Chu Văn H. (SN 2003); Trần Văn T., (SN 2005); Hà Quang T. (SN 2005) đều trú tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang và Trần Văn T. (SN 2004); Nguyễn Huy H. (SN 2004) đều trú tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc...

Tước bằng lái tài xế Hải Dương nồng độ cồn gấp hơn 2 lần mức kịch khung

Tước bằng lái tài xế Hải Dương nồng độ cồn gấp hơn 2 lần mức kịch khung

09:40 10/05/2024

UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 2 lái xe vi phạm nồng độ cồn trên dưới 2 lần mức kịch khung.

Bắt đối gây hàng loạt vụ lừa người nuôi heo ở Long An

Bắt đối gây hàng loạt vụ lừa người nuôi heo ở Long An

21:00 15/03/2024

Với thủ đoạn 'chở heo trước trả tiền sau' khi vờ mua heo, đối tượng đã lừa đảo nhiều hộ chăn nuôi, chiếm đoạt hàng chục con heo.

Chung tay dọn hàng chục tấn rác trên cảng cá, đầm nước mặn Sa Huỳnh

Chung tay dọn hàng chục tấn rác trên cảng cá, đầm nước mặn Sa Huỳnh

16:50 16/08/2023

Gần 500 người thuộc các hội đoàn thể, Công an, Bộ đội, Biên phòng cùng đông đảo nhân dân phường Phổ Thạnh đã tham dự Lễ phát động, đồng loạt ra quân thu dọn rác thải bủa vây đầm nước mặn Sa Huỳnh.

Cây ăn trái chết hàng loạt ở Vĩnh Long, lãnh đạo huyện chỉ đạo khẩn

Cây ăn trái chết hàng loạt ở Vĩnh Long, lãnh đạo huyện chỉ đạo khẩn

15:20 14/06/2024

Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long yêu cầu đóng các giếng khoan khai thác nước ngầm sử dụng sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Đây là giải pháp để ngăn chặn tình trạng nước nhiễm mặn xả ra kênh rạch làm chết nhiều vườn cây ăn trái.

Sinh viên đến từ hơn 30 quốc gia tham gia lễ hội giao lưu văn hóa

Sinh viên đến từ hơn 30 quốc gia tham gia lễ hội giao lưu văn hóa

14:10 18/04/2024

Ngày hội giao lưu văn hóa, ẩm thực đa quốc gia lần thứ 12 và Hội thảo Khoa học cho sinh viên quốc tế năm học 2023– 2024 vừa được Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 300 sinh viên đến từ hơn 30 quốc gia đang theo học tại đây.

Nghịch tử sát hại mẹ đẻ ở Hải Phòng

Nghịch tử sát hại mẹ đẻ ở Hải Phòng

18:10 13/01/2024

Chiều 13.1, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo xã Thuỷ Triều (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng thương tâm trong một gia đình.

Lâm Đồng: Nữ cán bộ địa chính làm sổ đỏ giả, chiếm đoạt gần 3,7 tỷ đồng

Lâm Đồng: Nữ cán bộ địa chính làm sổ đỏ giả, chiếm đoạt gần 3,7 tỷ đồng

10:00 18/05/2023

Chiều 17/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng Nguyễn Thị Nga (34 tuổi, ngụ thị trấn Cát Tiên) để điều tra về các hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Cơ quan CSĐT Công an huyện Cát Tiên đang hoàn tất thủ tục chuyển lên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Theo cảnh sát, giai đoạn 2011...

Ông Hoàng Minh làm thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Hoàng Minh làm thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

11:20 15/11/2023

Theo Quyết định 1344 của Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Minh được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra