Trưa 22-7 giao thông qua cầu Crimea bất ngờ bị chặn lại. Không lâu sau đó Nga tố Ukraine tấn công Crimea nhưng ở một địa điểm khác, cách xa cây cầu này.
Trưa 22-7 (giờ địa phương), tài khoản Telegram chính thức về tình hình cầu Crimea thông báo giao thông qua cây cầu chiến lược này đã bị chặn.
Xe cộ đang chạy trên cầu và các chốt kiểm soát được yêu cầu "bình tĩnh", làm theo hướng dẫn của lực lượng an ninh.
Không có thông báo lý giải ngay lập tức về nguyên nhân của việc chặn cầu. Khoảng 1 tiếng sau đó, chính quyền Nga cho biết giao thông đã được nối lại bình thường.
Theo Hãng thông tấn Tass của Nga, trước đó chính quyền đã phát hướng dẫn qua lại cầu Crimea cho cánh tài xế.
Tài liệu này hướng dẫn cách họ xử trí khi có tình huống báo động khẩn cấp trên cầu. Lái xe được yêu cầu tuân thủ hướng dẫn từ hệ thống loa, không rời khỏi xe và lái ra khỏi cầu theo tốc độ quy định.
Những người qua cầu cũng được khuyến cáo không nên quay phim cây cầu và đăng tải trên mạng, Tass cho biết thêm.
Không lâu sau thông báo chặn cầu Crimea, người đứng đầu Crimea do Nga chỉ định cáo buộc Ukraine đã cố gắng "tấn công các cơ sở hạ tầng trên bán đảo Crimea".
Thông báo của ông Sergei Aksyonov trên Telegram cáo buộc Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái tấn công quận Krasnohvardiiske của Crimea. Ông này không nói rõ mục tiêu là gì cũng như thiệt hại ban đầu.
Quận Krasnohvardiiske nằm gần trung tâm bán đảo, cách xa khu vực có cầu Crimea nằm ở phía đông nam.
Bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập vào năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý bị Kiev và nhiều nước khác phản đối.
Cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch, dài khoảng 19km và hoàn thành vào năm 2016. Sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, cây cầu trở thành một mục tiêu tấn công của Kiev.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ngày 21-7, Tổng thống Ukraine Volodymy Zelensky cáo buộc Nga sử dụng cầu Crimea để vận chuyển đạn dược và quân sự hóa bán đảo Crimea.
Ông cũng gọi cây cầu là một thứ được xây dựng phi pháp, vì phục vụ cho chiến tranh nên đó sẽ là mục tiêu phá hủy của Ukraine.
Hồi năm ngoái, một chiếc xe tải phát nổ trên cầu Crimea đã khiến cây cầu bị hư hại nghiêm trọng và gây chấn động. Phía Nga sau đó cáo buộc Ukraine đứng sau vụ việc.
Ngày 17-7-2023, một vụ nổ nữa lại xảy ra ở cầu Crimea khiến ba người thiệt mạng và bị thương. Vụ tấn công lần này cũng bị quy cho Ukraine và các xuồng không người lái.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Australia Anthony Albanese gửi “lời chúc mừng tới nghị sĩ Chris Minns… và Công đảng bang New South Wales về chiến thắng trong cuộc bầu cử”.
Ngày 8/4, Sea Shield 24 - cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đã bắt đầu diễn ra tại cảng Constanta của Romania.
5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Ngày 12/3, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có cuộc họp báo, trong đó đề cập quan hệ hiện tại giữa Yerevan với Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Cơ quan điều tra Thụy Điển bắt hai người bị tình nghi liên quan vụ rapper nổi tiếng C.Gambino bị bắn chết trong trận chiến băng đảng.
Nhà nước Qatar lên án mạnh mẽ việc các lực lượng vũ trang xông vào và phá hoại tòa nhà Đại sứ quán Qatar ở Khartoum, Sudan.
Nhóm phiến quân Myanmar thông báo hàng chục cảnh sát, binh sĩ đã bị bắt hoặc đầu hàng khi các nhóm nổi dậy đẩy mạnh tấn công ở nhiều nơi.
Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới, Indonesia và Nga tập trận hải quân lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc đẩy nhanh rút quân ở biên giới, Triều Tiên nhận công nghệ vũ khí từ Nga khiến Hàn Quốc lo lắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ukraine cho biết Nga huy động lực lượng tăng thiết giáp lớn chưa từng thấy tấn công ở phía tây Avdeevka, song bị đánh chặn và mất phần lớn phương tiện.