Giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng và cạnh tranh thành công trong thời đại mới

09:50 05/01/2024

Nền giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng, "đứng vững" và cạnh tranh thành công trong thời đại mới.

Giáo dục
Nền giáo dục cần tạo ra những con người thích ứng với thời đại mới. (Ảnh: Minh Hiền)

Nhiều thành quả đáng tự hào

Năm 2023, ngành Giáo dục có nhiều hoạt động lớn, có ý nghĩa cũng như những thành quả quan trọng. Nổi bật chính là dấu mốc 10 năm toàn ngành thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đánh giá việc triển khai Chương trình GDPT 2018 phục vụ công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức 6 hội nghị vùng kinh tế - xã hội về phát triển GD&ĐT; từ đó ban hành 6 kế hoạch hành động để xác định nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD&ĐT cho từng vùng.

Đặc biệt, năm 2023, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ bằng hình thức trực tuyến với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học trên cả nước.

Nhiều hoạt động thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Bộ GD&ĐT hướng tới đội ngũ, chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo với những kết quả cụ thể, thiết thực. Đáng chú ý, việc bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành xét thăng hạng được giáo viên ủng hộ; Chính phủ ban hành Nghị quyết giao Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo. Phương án thi tốt nghiệp THPT cho lứa học sinh đầu tiên học Chương trình GDPT 2018 cũng được công bố.

Hơn thế, nền giáo dục đã có bước chuyển mạnh mẽ từ nặng lý thuyết, nhẹ thực hành sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học. Triển khai Chương trình GDPT 2018 bước đầu chuyển biến tích cực, tạo nên sự chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh và nhà trường.

Những năm qua cho thấy, chúng ta triển khai rất nghiêm túc và chất lượng giáo dục đã cải thiện rõ rệt chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Việc Bộ GD&ĐT lựa chọn hình thức thi tốt nghiệp THPT đã thể hiện rõ dấu ấn của đổi mới. Hai môn cơ bản Toán, Văn và 2 môn lựa chọn giúp thí sinh có cơ hội thêm tổ hợp phù hợp với năng lực của mình.

Đổi mới giáo dục đại học gắn với tăng cường tự chủ tạo động lực mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, một số trường đại học của Việt Nam đã lọt top tốt nhất khu vực châu Á và thế giới. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước bảo đảm số lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đối với ngành Giáo dục vẫn còn không ít như đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất...

Theo ĐBQH. Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, năm 2023 vừa qua, ngành Giáo dục có nhiều nỗ lực trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện với những điểm sáng đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành Giáo dục vẫn còn rất nhiều công việc “ngổn ngang”, nhiều vấn đề nổi cộm đã tồn tại nhiều năm cần phải điều chỉnh như vấn đề dạy thêm học thêm, chuyện lạm thu, bạo lực học đường…

Giáo dục
Thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới cả về chất và lượng, đội ngũ giáo viên có nhiều sáng tạo trong dạy học. (Ảnh: Minh Hiền)

Giáo viên phải "chuyển mình"

Ngày 25/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Trong đó, yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88 trong năm 2025.

Ngành GD&ĐT đang triển khai công cuộc đổi mới một cách căn bản, toàn diện, chưa từng có đối với tất cả cấp học từ mầm non tới đại học, trong đó tập trung triển khai đổi mới sâu rộng đối với giáo dục phổ thông. Cụ thể, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần thực hiện nhiều yếu tố khác nhau, trong đó lực lượng nhà giáo có vai trò quyết định.

Bộ xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định mọi thành công của GD&ĐT. Ngành Giáo dục vẫn đang nỗ lực nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về lượng và chất. Có thể nói, đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà giáo, để mỗi giáo viên thay đổi bản thân, sáng tạo, trang bị cũng như tích lũy kiến thức và kỹ năng mới.

Khi mọi khoảng cách trong khoa học, công nghệ được thu hẹp, người trẻ có nhiều cơ hội học tập hơn. Để chuyển đổi số trong giáo dục thành công phải bắt đầu từ con người. Do vậy, giáo viên phải "chuyển mình", thay đổi để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới. Cũng phải nhìn nhận rằng, bản thân giáo viên gặp không ít khó khăn, áp lực từ chuyên môn đến thu nhập. Nhiều giáo viên vẫn chưa sẵn sàng cho sự đổi mới, chậm thay đổi, chậm thích ứng. Cần thời gian để giáo viên hiểu được sứ mệnh của mình trong quá trình đổi mới. Tư duy "thi gì học nấy" tạo ra áp lực không nhỏ cho thầy cô. Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới mục tiêu giáo dục. Từ đó, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học.

Thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới cả về chất và lượng, đội ngũ giáo viên có nhiều sáng tạo trong dạy học. Bộ GD&ĐT cũng như các cấp, các ngành chăm lo giúp đội ngũ nhà giáo yên tâm dồn tâm huyết, công sức của mình nâng cao năng lực chuyên môn như cải cách tiền lương, sửa đổi một số điều để tuyển dụng và quản lý viên chức hay là ban hành Luật Nhà giáo. Các chế độ chính sách, lương giáo viên được quan tâm, cải thiện hơn nhiều. Ngành Giáo dục đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng, cải tạo trường lớp, tạo điều kiện tốt nhất cho dạy và học của cô trò nhiều nơi. Việc đánh giá trong dạy và học cũng có nhiều chuyển biến tích cực, các vấn đề tiêu cực trong thi cử đang từng bước được cải thiện.

Theo nhiều chuyên gia, giáo dục đang ở thời đại mà mọi khoảng cách dần được thu hẹp. Điều quan trọng là làm sao để khuyến khích và coi trọng việc học tập suốt đời, để mọi học sinh đều có quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội số. Làm sao để không còn giáo dục "đồng phục", xơ cứng, có tác hại đối với việc giáo dục; từ đó nhằm tạo ra những con người sáng tạo, thích ứng và cạnh tranh thành công trong thời đại mới.

Đồng thời, hy vọng về mô hình trường học hạnh phúc được nhân rộng, đem lại hạnh phúc cho cả thầy lẫn trò; để không còn xảy ra tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường. Đời sống của nhà giáo ngày càng được cải thiện, nâng cao để thầy cô có thể yên tâm công tác giảng dạy, bởi “có thực với vực được đạo”.

Có thể bạn quan tâm
Tông trúng cột điện, hai nữ sinh văng xuống kênh tử vong trong đêm Noel

Tông trúng cột điện, hai nữ sinh văng xuống kênh tử vong trong đêm Noel

11:10 25/12/2023

Ba nữ sinh chở nhau bằng xe máy trên đường liên xã thì tông trúng cột điện khiến hai em văng xuống kênh tử vong, em còn lại bị thương.

Tâm thư chưa tỏ của nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non TP. Hà Nội

Tâm thư chưa tỏ của nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non TP. Hà Nội

09:10 16/12/2023

Tập thể nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có tâm thư gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, mong mỏi...

Khởi tố thêm các bị can liên quan đến sai phạm đất đai tại Lâm Đồng

Khởi tố thêm các bị can liên quan đến sai phạm đất đai tại Lâm Đồng

02:00 06/08/2023

Ngày 5.8, tin từ Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã khởi tố và bắt tạm giam thêm 3 bị can đều là cán bộ Cục...

Chùa Ba Vàng “không báo cáo số liệu tiền công đức“: UBND TP Uông Bí đề nghị bổ sung

Chùa Ba Vàng “không báo cáo số liệu tiền công đức“: UBND TP Uông Bí đề nghị bổ sung

21:00 24/07/2023

Ngày 24/7, UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã thông tin về việc chùa Ba Vàng không báo cáo số liệu tiền công đức. Theo đó, thực hiện Công văn số 897 ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh và Công văn số 2211 ngày 15/5/2023 của Sở Tài chính về việc báo cáo kết quả kiểm tra quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hoá, đình chùa theo quy định tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 15/5/2023, UBND thành phố Uông Bí đã...

Hà Nội: Mở 'lối thoát nạn thứ 2' nhằm tăng cường phòng cháy, chữa cháy

Hà Nội: Mở 'lối thoát nạn thứ 2' nhằm tăng cường phòng cháy, chữa cháy

16:10 09/08/2023

Hà Nội đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban Nhân dân các cấp tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nội dung nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.

Sau mưa lớn, hàng chục mét đường trên Quốc lộ 14 'nứt toác'

Sau mưa lớn, hàng chục mét đường trên Quốc lộ 14 'nứt toác'

15:00 16/11/2023

Mưa lớn kéo dài khiến 1.500m3 đất đá tràn xuống đường Đông Trường Sơn (thuộc tỉnh Kon Tum) gây ách tắc giao thông hoàn toàn. Hàng chục mét đường trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận xã Bờ Ê bị nứt toác.

Điều tra người đàn ông nằm tử vong ở nghĩa địa với vết thương trên bụng

Điều tra người đàn ông nằm tử vong ở nghĩa địa với vết thương trên bụng

12:30 22/05/2023

Bình Thuận – Một người đàn ông được phát hiện nằm tử vong trên vũng máu, trong nghĩa địa ở xã Đông Hà, huyện Đức Linh với vết thương ở...

Ở tuổi 50, người lao động khó trụ lại được ở nhà máy để chờ hưởng lương hưu

Ở tuổi 50, người lao động khó trụ lại được ở nhà máy để chờ hưởng lương hưu

16:00 16/05/2023

Ngày 16.5, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước và Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước đã có buổi gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri là đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn.

Bổ nhiệm TS Nguyễn Minh Anh Tuấn làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào

Bổ nhiệm TS Nguyễn Minh Anh Tuấn làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào

16:10 03/08/2024

TS Nguyễn Minh Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tân Trào vừa được UBND tỉnh Tuyên Quang bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường đại học này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới