Gian nan chống nạn tảo hôn ở Vân Hồ

15:40 21/06/2023

Kết hôn từ khi học cấp 2, nguy cơ bỏ học, bạo lực giới và gặp khó khăn về kinh tế là những việc tưởng chừng như đã cũ. Nhưng hiện nay, không ít thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại Vân Hồ, Sơn La hàng ngày vẫn phải nỗ lực vượt qua…

Cặp vợ chồng non dại

Năm 2005, khi lên 16 tuổi, anh R. một chàng trai dân tộc Mông, sống tại Bản Bó Nhàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, giống như bao thanh niên khác, sớm kết hôn với một bạn nữ trong bản dù thực sự không hề mong muốn. Hai bạn trẻ còn chưa biết gì về cuộc sống hôn nhân, về sống với nhau với mục đích “ổn định sớm” và thêm nhân lực trong nhà. Anh R. vẫn tiếp tục hoàn thành học lớp 9, còn vợ anh không đi học và không biết chữ…

Tiền Phong Góc bếp hiện tại nhà anh R 1

Góc bếp hiện tại nhà anh R

Một năm sau, hai vợ chồng còn chưa hiểu hết về cách kiếm sống, kiến thức chăm sóc thai sản và cách chăm sóc trẻ sơ sinh thì đã ngay lập tức có cho mình một “em bé”. Con anh được sinh ra tại nhà với sự trợ giúp của bà đỡ trong làng. Nghĩ lại khoảng thời gian đó, anh R. chia sẻ việc chăm con quả thực là một khó khăn rất lớn với vợ chồng anh. Dù có ông bà hướng dẫn, nhưng việc chăm sóc trực tiếp vẫn là do hai vợ chồng. Anh và vợ thời điểm đó lo cho mình còn chưa xong, nên càng không hiểu rõ cách chăm con. Chưa kể, gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, các chi phí khi có thêm 1 em bé cũng khiến cả nhà “xoay” đủ đường.

Ba năm sau, vợ chồng anh ra ở riêng do em trai anh tiếp tục kết hôn. Được bố mẹ cho một căn nhà mái lá, một khoảnh nương, hai vợ chồng chăn nuôi thêm gà, lợn để kiếm sống qua ngày. Đó là thời điểm khó khăn nhất vì vợ chồng anh tiếp tục có thêm em bé thứ hai, con cái thường xuyên đau ốm, có những thời điểm anh phải đi vay “nóng” để có tiền cho con đi viện.

Bạo lực đến từ tảo hôn

Cách nhà anh R. vài kilomet, chị D. lấy chồng năm 16 tuổi. Cuộc sống của vợ chồng chị cũng xoay quanh nương rẫy và nuôi con. Chị cố gắng chăm chỉ làm ăn để chồng con đủ ăn, đủ mặc. Mặc dù vậy, gia đình vẫn thuộc hộ nghèo. Cho đến thời điểm cách đây 7 năm, chồng chị bắt đầu “đi lại” với những người phụ nữ bên ngoài và về mắng chửi vợ không biết làm ăn, khiến gia đình khổ và muốn lấy vợ giỏi hơn. Ngày qua ngày, người chồng về dằn vặt, tra tấn tinh thần người phụ nữ trẻ, đồng thời, không chăm lo làm ăn, cũng như các con cùng vợ.

Tiền Phong Chị R. chia sẻ với các phóng viên và mong muốn những phụ nữ người Mông dũng cảm thoát khỏi bạo lực như mình 1

Chị R. chia sẻ với các phóng viên và mong muốn những phụ nữ người Mông dũng cảm thoát khỏi bạo lực như mình

Theo phong tục từ xưa của người Mông, việc ly hôn là rất khó khăn. Dù có được chấp nhận ly hôn, thì gia đình chồng chia cho người phụ nữ cái gì, thì chỉ được cái đó, thậm chí họ có thể không cho bất kỳ tài sản nào. Không những vậy, một khi người con gái đi lấy chồng, thì đã là “ma” nhà chồng, bản thân nhà bố mẹ đẻ cũng không chấp nhận việc con gái quay về nữa. Người phụ nữ hoàn toàn là “đối tượng yếu thế” trong cuộc hôn nhân này.

Sau 2 năm chịu đựng, đấu tranh, chị đã quyết tâm ly hôn và nuôi hai con trai. Người chồng cũng chỉ lợp cho chị một căn nhà mái lá và chia cho ít ruộng để mẹ con sống qua ngày. Với sự cần mẫn của mình, chị vẫn hàng ngày trồng ngô, trồng lúa, cố gắng cho con ăn học để mong cuộc sống sau này khấm khá hơn.

Người chồng sau đó lấy thêm hai người vợ, nhưng vì lười biếng nên các cuộc hôn nhân cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Anh muốn quay về với chị D., nhưng chị nhất định không đồng ý, vì không muốn chịu đựng thêm bất kỳ một sự bạo lực tinh thần nào thêm nữa.

Sự nỗ lực của các cô giáo vùng cao

Là người trực tiếp xúc nhiều nhất với các thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, cô V.T.H. đã trăn trở 15 năm nay về việc kết hôn sớm của chính học sinh trong lớp mình. Học sinh đầu tiên của cô kết hôn vào kỳ 2 năm lớp 6. Lúc đó, bố và anh trai của cậu phải đi tù vì buôn ma túy, mẹ cậu bé bắt cậu lấy vợ để “làm chủ gia đình”. Vợ của cậu bé hơn 4 tuổi, nghỉ học ở nhà làm nương.

Tiền Phong Cô H. đồng hành 15 năm với các học sinh dân tộc thiểu số 1

Cô H. đồng hành 15 năm với các học sinh dân tộc thiểu số

Còn vừa mới năm ngoái, sau kỳ nghỉ Tết của người Mông, các bạn trong lớp báo học sinh của cô sinh năm 2008 đã kết hôn, nhưng không yêu mà bị bắt. Cô bé là người khá nhanh nhẹn, hiểu biết. Cô H rất bất ngờ nên đã tích cực hỏi thăm và biết được rằng, cô bé vẫn không được đón về vì đã là “ma” nhà người.

Trước đó, vì quan sát thấy cô bé khá xinh đẹp, nên cô H dặn học sinh của mình không nên đi chơi nhiều để tránh tục “bắt” vợ, nhưng vẫn không tránh được việc này. Cô bé khóc nhiều ngày và đã trốn về, nhưng bố mẹ em, theo phong tục, vẫn phải sang nói chuyện, thậm chí phải “đền” cho nhà trai vì khiến con trai họ trở thành “một đời vợ”. Bố mẹ cô bé thậm chí phải bàn bạc với các già làng để xin ý kiến về việc cho con ở nhà hay cho ra ở riêng. Cô bé cũng chịu điều tiếng “bỏ chồng” từ các bạn đồng trang lứa.

Giải pháp đa chiều

Tại Lóng Luông, nhà trường luôn có những buổi truyền thông tích cực. Các thầy, cô vẫn nỗ lực hàng ngày và đấu tranh cùng lúc với 2 mục tiêu: hạn chế tảo hôn (tuyên truyền vận động) và vận động học sinh ngay cả sau khi tảo hôn vẫn cố gắng tiếp tục đi học. Như học sinh đầu tiên tảo hôn của cô H, sau khi kết hôn vẫn đi học hết năm lớp 12, sau đó học nghề và đi làm.

Mặc dù đã tích cực tuyên truyền cho các bạn trẻ về việc không nên kết hôn sớm do chưa phát triển, chưa hiểu về cuộc sống, nhưng cô H. và các thầy, cô trong trường vẫn không thể ngăn chặn được hết tình trạng tảo hôn. Cô H. cũng cho biết, ngoài tục “bắt vợ”, sự phát triển của công nghệ và internet khiến học sinh dễ dàng làm quen trên mạng xã hội là một yếu tố khiến các bạn “lấy vợ”, “lấy chồng” sớm. Vì vậy, việc thay đổi tư duy của các bạn trẻ là cực kỳ quan trọng.

Đồng hành với nhà trường, chính quyền địa phương đã liên tục tuyên truyền đến các gia đình về việc giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn, đặc biệt là hôn nhân cận huyết. Trung tâm y tế xã đã thực hiện nhiều hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản cho người mẹ, dinh dưỡng cho các em bé, những nguy cơ của việc có con sớm và hậu quả về sức khỏe đối với con của các cặp có hôn nhân cận huyết.

Tiền Phong Thành tích học tập của các con anh R 1

Thành tích học tập của các con anh R

Những người đã “thấm nhuần” những vất vả của việc tảo hôn, anh R giờ đã tham gia công tác Đoàn đội của xã để đến từng nhà vận động hạn chế tảo hôn. Bản thân anh R. đã nêu gương khi khuyến khích các con học hành chăm chỉ. Năm nay, hai con anh đã hoàn thành lớp 11 và lớp 9. Anh mong các con học tiếp lên cao đẳng hoặc đại học để có một công việc tốt, đủ kiến thức trước khi kết hôn.

Chúng tôi gặp anh trong một buổi chiều mùa hạ. Trong nhà anh chỉ có hai chiếc giường, trong bếp có hơn chục bao thóc mới thu hoạch và 5 thùng ngô đã phơi khô nhưng có đến gần 20 giấy khen của hai con và những chứng nhận sự tham gia tích cực của anh R. trong công tác xã hội.

Anh R., chị D., cô H., và những người “tiên phong thúc đẩy bình đẳng” đang nỗ lực từng ngày để mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho các thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số tại Vân Hồ, Sơn La.

Cùng với đó, nhằm khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số và các nhà báo trẻ trở thành những nhân tố thay đổi, giúp giảm thiểu bất bình đẳng, năm 2023, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) triển khai dự án “Góp tiếng nói - thêm bình đẳng” tại Vân Hồ. VSF đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, kết nối các phóng viên trẻ từ các cơ quan báo chí với nhóm thanh niên dân tộc thiểu số để đảm bảo tiếng nói và câu chuyện của các bạn trẻ đến được gần hơn với công chúng và các bên liên quan.

Tiền Phong Thanh thiếu niên tại Vân Hồ nỗ lực thúc đẩy bình đẳng trong hoạt động cùng VSF 1

Thanh thiếu niên tại Vân Hồ nỗ lực thúc đẩy bình đẳng trong hoạt động cùng VSF

Từ đầu năm 2023 đến nay, VSF đã thực hiện các hoạt động: Tập huấn về “Kể chuyện” cho 30 phóng viên và cán bộ truyền thông trẻ; Tập huấn về “Bình đẳng và Bình đẳng giới” cho 40 thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (16- 25 tuổi); Tọa đàm về tiếng nói của thanh thiếu niên với giảm bất bình đẳng giới giữa các bạn trẻ, nhà báo và cán bộ truyền thông; Tài trợ 4 sáng kiến giảm bất bình đẳng do chính các bạn thanh, thiếu niên khởi xướng và thực hiện sau khi tập huấn; Tổ chức 2 chuyến thực tế nhằm tìm kiếm và lan tỏa cách làm và bài học kinh nghiệm hay trong thúc đẩy bình đẳng; Chiến dịch truyền thông trực tuyến “Gen Z hiện đại - không ngại lên tiếng”. Theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành trong tháng 6.

Dự án “Góp tiếng nói - Thêm bình đẳng” của VSF nhận được tài trợ ngân sách từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam - Chương trình Cựu sinh để triển khai tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, từ tháng 10 năm 2022. Bên cạnh đó, ngân sách đối ứng được VSF trích từ lợi nhuận chương trình bán bánh trung thu gây quỹ "Mùa trăng Hy vọng" năm 2021.

Dự án có sự tham gia và cố vấn kỹ thuật của 3 cựu thành viên của các chương trình trao đổi học thuật và chuyên môn do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ là: Chị Trần Hồng Điệp – Phó Giám đốc VSF; Chị Nguyễn Phương Chi, Phó Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý Khoa học, Học viện Phụ nữ Việt Nam; và Chị Hoàng Thị Hường - Nhà hoạt động về Giới và Sáng lập Toha Coffee.

Thông tin chi tiết truy cập: https://vitamvocviet.vn/sang-kien-gop-tieng-noi-them-binh-dang

Có thể bạn quan tâm
Lính thủy đánh bộ Nga thu giữ AMX-10RC làm chiến lợi phẩm

Lính thủy đánh bộ Nga thu giữ AMX-10RC làm chiến lợi phẩm

13:40 20/06/2023

Kiến ThứcQuân Nga lái xe tăng bánh lốp AMX-10RC của Ukraine bị thu giữ. Nguồn topcor.ru1 Theo thông tin được tờ Reporter của Nga đăng tải, nỗ lực của quân đội Ukraine nhằm tràn ngập khu dân cư Novodonetskoye, trên hướng Zaporozhye của Quân đội Ukraine vào đêm 8/6, đã bị quân Nga đẩy lùi thành công và quân Ukraine tổn thất nghiêm trọng cả về quân số và vũ khí trang bị. Kết quả là hơn 50 xe bọc thép của Quân đội Ukraine có nguồn gốc phương Tây bị...

Bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Kiên Giang

Bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Kiên Giang

14:40 08/06/2023

Ngày 8/6, Công an huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Huỳnh Văn Hồ để điều tra làm rõ hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản.

Cấm khai thác thủy sản ở hồ Dầu Tiếng trong 1 tháng

Cấm khai thác thủy sản ở hồ Dầu Tiếng trong 1 tháng

10:30 25/10/2023

Các hoạt động mua bán, tiêu thụ thủy sản có nguồn gốc trong hồ Dầu Tiếng cũng bị nghiêm cấm kể từ từ ngày 26-10 đến hết ngày 26-11.

Tình tiết mới nhất vụ nổ lớn trong gara ô tô ở Nghệ An

Tình tiết mới nhất vụ nổ lớn trong gara ô tô ở Nghệ An

15:00 03/04/2023

Lãnh đạo bệnh viện Sản Nhi Nghệ An xác nhận thông tin trên với PV VTC News trong sáng 3/4 và cho biết thêm hiện sức khỏe của các em đang dần ổn định, bệnh viện đang có báo cáo gửi cơ quan chức năng. Trước đó tối 2/4, sau khi nhận thông tin vụ nổ có gây thương vong về người, đoàn công tác của Sở Y tế do TS Nguyễn Hữu Lê – Phó Giám đốc sở dẫn đầu đã đến thăm các nạn nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi và Chấn thương Chỉnh hình. Phó Giám...

Chốt chặn nhiều tuyến đường truy bắt nghi phạm giết người ở Hóc Môn

Chốt chặn nhiều tuyến đường truy bắt nghi phạm giết người ở Hóc Môn

16:00 07/01/2024

Sau khi sát hại người phụ nữ khoảng 30 tuổi tại ki ốt trên quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn, TP.HCM), nghi phạm đã lấy chiếc xe tay ga tẩu thoát. Cơ quan công an đang khẩn trương truy bắt nghi phạm.

Người phụ nữ tử vong trong phòng ngủ với nhiều vết thương trên cơ thể

Người phụ nữ tử vong trong phòng ngủ với nhiều vết thương trên cơ thể

23:10 08/01/2024

Hôm nay (8/1), Trưởng Công an xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Quảng Ninh Nguyễn Sơn Tùng xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc người phụ nữ tử vong trong phòng ngủ. Khoảng 7h, người con trai phát hiện mẹ mình là chị N (SN 1985, trú thôn Hải Tiến, xã Quảng Thành) tử vong với nhiều vết thương trên cơ thể. Nhận được tin báo, Công an xã Quảng Thành phối hợp với Công an Huyện Hải Hà tới hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc. Cũng theo ông...

Lâm Đồng: Thanh tra chuyển 10 vụ có dấu hiệu hình sự sang công an

Lâm Đồng: Thanh tra chuyển 10 vụ có dấu hiệu hình sự sang công an

13:40 07/12/2023

Qua công tác thanh tra hành chính và chuyên ngành, Thanh tra các cấp ở Lâm Đồng đã phát hiện, chuyển 10 vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan công an để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo làm rõ phản ánh ứng xử kiểu ‘chợ búa’ của hiệu trưởng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo làm rõ phản ánh ứng xử kiểu ‘chợ búa’ của hiệu trưởng

05:00 01/08/2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao cho Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn phản ánh của phụ huynh về phong cách ứng xử của lãnh đạo Trường THCS Hoằng Quang (TP Thanh Hóa).

Giải pháp xã hội hóa để đẩy nhanh cuộc cách mạng nhà vệ sinh ở TPHCM

Giải pháp xã hội hóa để đẩy nhanh cuộc cách mạng nhà vệ sinh ở TPHCM

08:30 18/03/2023

TPHCM - Hiện lượng nhà vệ sinh công cộng tại thành phố không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Trao đổi với Báo Lao Động,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới