Gián Đức xâm chiếm thế giới như thế nào?

04:30 22/05/2024

Nghiên cứu mới lần theo quá trình tiến hóa của gián Đức trong suốt lịch sử nhân loại từ thời các đế chế Hồi giáo tới châu Âu ngày nay.

Bất chấp tên gọi, gián Đức (Blattella germanica) hiện nay sinh sống ở mọi châu lục trừ Nam Cực. Trên thực tế, giới khoa học coi chúng là loài phổ biến nhất trong số 4.600 loài gián trên Trái Đất. Về cơ bản, chúng không được biết tới ở châu Âu cho tới khi nhà sinh vật học người Thụy Điển Carl Linnaeus lần đầu tiên mô tả chúng năm 1767. Chúng không có họ hàng gần nào ở đó và cũng không tồn tại trong tự nhiên. Lý do chúng trở thành loài gây hại trên toàn cầu như vậy nằm ở ADN của gián Đức, theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 20/1 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Thông qua phân tích chỉ thị toàn hệ gene của 281 con gián đến từ 17 nước trên 6 châu lục và đo chúng có quan hệ gần gũi tới mức nào, các nhà khoa học lần đầu tiên truy ra quá trình tăng lên và mở rộng nhanh chóng của gián Đức. Tất cả dấu hiệu chỉ ra chúng tiến hóa từ gián châu Á (Blattella asahinai) cách đây khoảng 2.100 năm ở Ấn Độ và Myanmar ngày nay. Khi bỏ qua môi trường tự nhiên để sống dưới bóng con người, gián Đức dường như tới Trung Đông cách đây khoảng 1.200 năm, có thể do hoạt động thông thương gia tăng và các cuộc hành quân ở vương triều Hồi giáo Umayyad hoặc Abbasid, đế chế từng trải rộng từ bắc châu Phi tới Tây Á.

Gián Đức trải qua bước nhảy vọt khác về địa lý khoảng 390 năm trước khi hoạt động thuộc địa hóa tăng lên, đưa chúng tới châu Âu và tiếp theo là phần còn lại của thế giới nhờ cải tiến về giao thông, phạm vi thông thương và hệ thống sưởi trong nhà, giúp loài côn trùng này sống sót trong thời tiết lạnh. Rõ ràng, mọi cuộc di cư và dịch chuyển của gián Đức đều có sự trợ giúp của con người. "Gián Đức thậm chí không thể bay", Qian Tang, nhà sinh vật học tiến hóa ở Đại học Harvard, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Chúng bám theo tàu của con người đi khắp thế giới".

Tuy nhiên, quá trình lan rộng thành công của gián Đức không đơn thuần chỉ do may mắn. Thay vào đó, nguyên nhân chính nằm ở khả năng thích nghi và tiến hóa của chúng. Đó là điều các nhà khoa học ngày nay vẫn tìm cách hiểu rõ.

Để hình dung gián Đức thay đổi nhiều tới mức nào trong hai thiên niên kỷ qua, nhóm nghiên cứu so sánh chúng với họ hàng còn sống gần nhất là gián châu Á. Tuy hai loài gần như giống hệt nhau, chúng rất khác biệt về hành vi. Gián châu Á bay về phía nguồn sáng trong khi gián Đức vội vàng bỏ chạy, theo Chow-Yang Lee, nhà côn trùng học đô thị ở Đại học California, Riverside. Tương tự, nếu bạn ném hai loài vào không trung, gián châu Á sẽ bay còn gián Đức đáp xuống mặt đất và chạy đi.

Nghiên cứu cũng hé lộ hệ gene của gián Đức phản ánh quan hệ với con người. Ví dụ, gián Đức ở Singapore và Australia có quan hệ gần gũi với họ hàng ở Mỹ hơn quần thể gián Đức ở Indonesia, nhiều khả năng do Mỹ có nhiều hoạt động thông thương với Singapore và Australia hơn Indonesia.

Gián Đức cũng đánh bại những loài gián khác ở mọi nơi chúng xuất hiện, theo Tang. Một lý do cho thành công của chúng là tốc độ sinh sản nhanh hơn phần lớn loài gián khác, cho phép chúng mau chóng phát triển khả năng kháng thuốc diệt côn trùng. Nghiên cứu trước đây hé lộ sau nhiều năm nhử gián ăn thuốc độc tẩm đường, quần thể sống sót tạo ra lứa gián mới không ăn đồ ngọt.

An Khang (Theo National Geographic)

Có thể bạn quan tâm
Loài cá hiếm dưới biển sâu 1.000m bất ngờ dạt vào bờ

Loài cá hiếm dưới biển sâu 1.000m bất ngờ dạt vào bờ

09:00 22/05/2024

Một loài cá hiếm chỉ sống ở vùng biển sâu bất ngờ được phát hiện trên bờ biển thuộc bang Oregon, Mỹ.

Trung Quốc sắp hoàn thành hố khoan sâu 11.100 m

Trung Quốc sắp hoàn thành hố khoan sâu 11.100 m

14:20 05/03/2024

Hố siêu sâu được khoan ở khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc đạt 10.000 m vào ngày 4/2 và sẽ xuống sâu nữa, đánh dấu đột phá trong khám phá Trái Đất.

Đường hầm siêu dài xuyên dãy Thiên Sơn

Đường hầm siêu dài xuyên dãy Thiên Sơn

12:30 08/07/2024

Đội xây dựng Trung Quốc phụ trách đào đường hầm ở dãy Thiên Sơn bắt tay vào phần khó khăn nhất trong siêu dự án là mở đường xuyên qua khu vực sông băng.

Tạp chí quốc tế gỡ bài báo khoa học có tên tác giả người Việt

Tạp chí quốc tế gỡ bài báo khoa học có tên tác giả người Việt

22:50 09/05/2024

Nhà xuất bản Springer gỡ bài báo khoa học đã xuất bản của nhóm tác giả Trung Quốc, Việt Nam, Ghana và Eswatini, được xuất bản ngày 13/4/2021.

Phát hiện kho tiền cổ dưới đáy biển

Phát hiện kho tiền cổ dưới đáy biển

15:40 15/11/2023

Một thợ lặn khám phá vùng biển ngoài khơi Sardinia ở Ý đã phát hiện ra hàng chục nghìn đồng xu bằng đồng thời La Mã được giấu trong thảm cỏ biển. Những đồng xu được bảo quản rất tốt này được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Sardinia có thể liên quan đến một vụ đắm tàu.

Luật hóa hoạt động xe 4 bánh chạy điện trong phạm vi hạn chế

Luật hóa hoạt động xe 4 bánh chạy điện trong phạm vi hạn chế

06:10 08/05/2024

Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định về xe 4 bánh chạy điện và hoạt động vận tải chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế của phương tiện này.

Venezuela sẽ đưa phi hành gia đầu tiên lên Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ Trung Quốc

Venezuela sẽ đưa phi hành gia đầu tiên lên Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ Trung Quốc

05:00 15/09/2023

Phát biểu trong lễ bế mạc của Ủy ban hợp tác Trung Quốc – Venezuela lần thứ 17 tại Bắc Kinh, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro khẳng định việc phi hành gia đầu tiên của nước này xuất hiện trên Mặt Trăng sẽ là minh chứng rõ nhất cho sự hợp tác của Ủy ban Hợp tác khoa học, công nghệ, công nghiệp và hàng không vũ trụ Trung Quốc - Venezuela. “Trong cuộc hội đàm mới đây chúng tôi đã thảo luận với các cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc việc thanh...

Người khuyết tật có thể trở thành phi hành gia

Người khuyết tật có thể trở thành phi hành gia

07:10 12/05/2024

TP - Cựu vận động viên khuyết tật John McFall đang hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) trong một nghiên cứu mang tính đột phá để xem liệu người khuyết tật có thể sống và làm việc trong không gian hay không.

Thuốc lá điện tử: Bộ Y tế đề xuất cấm tiệt, Bộ Công thương lại muốn thí điểm

Thuốc lá điện tử: Bộ Y tế đề xuất cấm tiệt, Bộ Công thương lại muốn thí điểm

06:40 05/05/2024

TP - Sáng 4/5, Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn Hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong khi Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, thì Bộ Công Thương lại muốn cho phép thí điểm quản lý loại thuốc lá này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới