Giám thị - Những thầy cô không đứng bục giảng - Kỳ 1: Vị thuyền trưởng hải quân trở về làm giám thị

10:10 19/11/2023

Thầy cô giám thị vẫn hay được hiểu nôm na như... "cảnh sát trưởng" trong các trường học phổ thông, chỉ biết quát mắng, ghi tên học sinh vi phạm, cấm vào trường khi đến muộn.

Thầy Vinh nhắc nhở học sinh giữ nề nếp ở một phòng học tin học - Ảnh: VĨNH HÀ

Nhưng thực tế, trách nhiệm họ vất vả hơn nhiều và cũng chính là những người thầy, người cô thầm lặng góp phần gieo vào tâm hồn học trò bao điều tốt đẹp.

Vị trung tá từng làm thuyền trưởng, nhiều năm tháng bám trụ ở Trường Sa, đã chọn một ngôi trường để quay về sau khi xuất ngũ. Hiếm người nào có thâm niên làm giám thị tới 30 năm. Với thầy Nguyễn Quang Vinh, giám thị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, thì đời làm giám thị còn dài hơn đời quân ngũ của ông.

"Tôi hiếm khi gay gắt với học sinh. Nhiều lúc tôi cũng phải cố gắng kìm lại những cảm xúc tiêu cực để chọn một cách đối thoại tích cực nhất. Rồi có nhiều việc, tôi không chỉ nhắc mà tôi làm trước.
Thầy NGUYỄN QUANG VINH

"Tôi cứ nghĩ quân ngũ ra thì thừa sức làm giám thị"

Xuất ngũ khi mới 44 tuổi, trung tá Nguyễn Quang Vinh cầm "sổ hưu" cùng thời điểm với bố và bắt đầu tìm kiếm công việc khác. Những năm tháng ăn cơm nhà lính, sống lênh đênh trên biển, khiến ông có phần xa lạ với cuộc sống mới. Nhưng rồi giữa những ngày chông chênh này, một người bạn gợi ý ông "làm giám thị".

Thầy Vinh nhớ lại: "Tôi không hiểu giám thị là làm gì. Ông bạn thấy tôi thắc mắc thì bảo đó là công việc giám sát học sinh bằng mắt, đấy là ông ấy chiết tự ra như thế thôi. Chứ sau này khi làm, tôi mới hiểu đâu chỉ cần đến mắt mà cả chân, tay, miệng và nhiều khả năng khác mới có thể làm tốt được công việc này.

Tôi về làm việc cho thầy Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng vào khoảng năm 1996 - 1997, khoảng thời gian trường sóng gió nhất vì đó là ngôi trường duy nhất lúc bấy giờ thu dung những học sinh từng bị đuổi học ở trường khác về để dạy dỗ.

Tôi cứ nghĩ mình từng là bộ đội, biết bao vất vả, hiểm nguy rình rập trong đời quân ngũ còn thấy bình thường, làm việc ở một trường học thì có gì đâu. Thói quen nguyên tắc, nề nếp, làm ra làm, nghỉ ra nghỉ của người lính cũng là thế mạnh của mình. Tôi nghĩ thế và tin mình thừa sức làm được công việc mới. Nhưng sau này mới hiểu mình còn phải học nhiều thứ trong chặng đời làm giám thị học trò".

  • Tự bạch của thầy giám thị khó tính: Thích 'chơi đuổi bắt cùng học trò'

  • Thi tốt nghiệp ở TP.HCM: 9 thí sinh đặc biệt, mỗi em có 4 giám thị phục vụ

  • Lạ lẫm 'giám thị đồ đạc' tại trường thi

Đó là những năm tháng thầy Vinh và giáo viên chủ nhiệm các lớp thường phải trở thành các "cặp đôi hoàn cảnh" để cùng bàn bạc giải quyết những vấn đề phát sinh từ học sinh.

Khi trường học đóng cổng, thầy giám thị và cô chủ nhiệm vẫn chưa được về nhà. Có khi thì lóc cóc tìm địa chỉ nhà học sinh, chờ gặp bằng được bố mẹ học sinh để trao đổi một vấn đề cấp bách hay đơn giản chỉ để xem vì sao học sinh không đi học, hay đến lớp muộn, ngủ trong lớp một cách bất thường hoặc có biểu hiện mâu thuẫn, đánh nhau với học sinh khác và người ngoài trường.

Cũng không ít lần "cặp đôi hoàn cảnh" lại cùng đến đồn công an để bảo lãnh cho học sinh, để trình bày về một nguy cơ nào đó không an toàn với học sinh của mình để nhờ các chú công an hỗ trợ.

Theo thầy Tùng Lâm, chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (là hiệu trưởng thời kỳ thầy Vinh kể), trong các buổi giao ban của giáo viên chủ nhiệm ở ngôi trường đặc biệt này đều có sự tham gia của giám thị.

"Chính công việc đặc thù này khiến tôi hiểu ra nhiều điều hơn. Hiểu những vất vả, cực nhọc của nghề làm thầy và hiểu nhiều vấn đề của học sinh. Dù mỗi một tình huống cần một cách xử trí khác nhau, nhưng con đường giáo dục đều phải bắt đầu từ sự tôn trọng, thương yêu và có trách nhiệm đến cùng", thầy Vinh chia sẻ.

Khi giám thị trở thành... nhà điều tra

Thầy Vinh nhớ lại có một thời học sinh rất hay mâu thuẫn. Không va chạm trong trường thì gọi người ngoài trường chờ trước cổng trường giờ tan học để kéo nhau đi đâu đó ẩu đả. Mỗi ngày tới trường, thầy giám thị phải giăng "ăng ten" lên để nghe ngóng, phát hiện sớm những dấu hiệu khả nghi để có thể ứng phó kịp thời.

"Trước giờ tan học, ở một góc quan sát, tôi thấy ngoài cổng trường có nhiều thanh niên tập trung, thái độ, cử chỉ bất thường là tôi phải đi kiểm tra. Vì nếu bên ngoài sắp có vụ đánh nhau thì thế nào cũng xôn xao ở trong các lớp học. Lần tìm từ các đầu mối khác nhau, có những khi tôi phải hỏi người dân xung quanh, nhờ họ thông tin để nắm được tình hình.

Rất nhiều vụ chuẩn bị đánh nhau như thế được phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn. Thường thì chúng tôi phải nhờ công an hỗ trợ bên ngoài để dẹp những đối tượng không phải là học sinh. Đồng thời chúng tôi tìm hiểu từ học sinh để biết nguyên nhân, kết hợp với phụ huynh xử lý", thầy Vinh kể.

Không chỉ đánh nhau, thời kỳ đó có quá nhiều sự vụ liên quan tới học sinh. Trong đó có một số trường hợp sử dụng chất kích thích. Thầy giám thị hằng ngày phải đi "tour" để nhận biết những biểu hiện lạ của học sinh. Mỗi học sinh có biểu hiện mệt mỏi, ngủ nhiều trong lớp hay giấu giếm, sợ hãi... đều được quan tâm, trò chuyện, hỏi han và có biện pháp tiếp theo.

Thầy Nguyễn Quang Vinh đi kiểm tra, nhắc nhở những học sinh ngủ quên, nghịch ngợm - Ảnh: VĨNH HÀ

Kìm nén cảm xúc tiêu cực

Giai đoạn sóng gió nhất của trường "Đinh" (Đinh Tiên Hoàng) đã qua, giờ học sinh nề nếp hơn, thưa vắng hẳn việc học sinh đánh nhau hay vi phạm các quy định của nhà trường. Nhưng công việc của thầy giám thị bao năm vẫn luôn rất nhiều.

Mỗi ngày thầy Vinh đến trường từ 6h sáng. Ông đi từng phòng học để mở bung các cửa cho không khí mới vào phòng, kiểm tra đường điện, quạt trần để chắc chắn đảm bảo an toàn khi học sinh tới lớp. Rồi thầy có mặt ở cổng trường để nhắc học sinh thiếu đồng phục, có tác phong chưa đúng...

Thầy Vinh có mặt ở các ngõ ngách hành lang, cầu thang, ngoài lớp học, sân chơi. Khi thì đánh thức học sinh ngủ gật, lúc thì chỉnh điều hòa, quạt, bóng điện, xử lý những việc nhỏ nhất cho tới khi học sinh ra về an toàn. Ông thường là người ra khỏi trường rất muộn.

Kể về kỷ niệm ở ngôi trường này, thầy Vinh nói những học sinh từng rất nghịch lại là những em rất tình cảm và hay quay về. Có em về và tìm thầy giám thị để chào một tiếng.

"Tôi hiếm khi gay gắt với học sinh. Nhiều lúc cũng phải cố gắng kìm lại những cảm xúc tiêu cực để chọn một cách đối thoại tích cực nhất. Rồi có nhiều việc, tôi không chỉ nhắc mà tôi làm trước. Ví dụ như nhìn thấy rác học sinh nào đó lỡ vứt ra, tôi nhặt cho vào thùng rác. Hay có khi chỉ nói nhẹ nhàng thôi "con bỏ rác vào thùng nhé". Nếu hành xử của mình thân thiện, tôn trọng và đúng mực, bọn trẻ sẽ nghe. Khi đã vượt qua được rào cản của sự hoài nghi, đề phòng, thì bọn trẻ rất đáng yêu, tự giác", thầy Vinh tâm sự.

Bí quyết nói ít, làm nhiều, làm trước để học sinh nhìn vào dần dần làm theo là một trong những cách khiến người thuyền trưởng - giám thị này được yêu mến trong lòng nhiều thế hệ học trò.

Hiếm có học sinh ở trường "Đinh" biết thầy Vinh từng là một thuyền trưởng của hải quân, chỉ quen với hình ảnh lặng lẽ, giản dị và tận tụy của ông. Còn ông thì cho rằng những điều thú vị ông nhận ra trên hành trình giáo dục học sinh ở đây khiến ông thấy công việc có ý nghĩa và muốn gắn bó.

________________________________________________

Một học sinh chữa được bệnh ngủ quên, hay một học sinh khác thay đổi hoàn toàn cách ứng xử bắt đầu bằng việc chủ động chào hỏi là những chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhưng từng khiến các thầy, cô mất nhiều thời gian.

Kỳ tới:Những boong-ke bị phá bởi thầy giám thị

Có thể bạn quan tâm
Những lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô

Những lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô

09:50 21/07/2024

Vĩnh biệt một nhân cách lớn, một người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô nguyện mãi khắc ghi lời dạy của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội phải nỗ lực rèn luyện và phấn đấu lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, mãi mãi xứng đáng với truyền thống vẻ vang, xứng đáng với lòng yêu mến, tin cậy của...

Tài xế Gojek nháo nhào tìm việc

Tài xế Gojek nháo nhào tìm việc

06:40 16/09/2024

TP - Từ ngày 16/9, nền tảng gọi xe trực tuyến Gojek chính thức dừng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Nhiều tài xế đang vật vã tìm bến đỗ mới.

Bão Yagi dự kiến đổ bộ với sức gió cấp 9-12

Bão Yagi dự kiến đổ bộ với sức gió cấp 9-12

03:40 06/09/2024

Khu vực bão đổ bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa, trong đó vùng ven biển gió mạnh cấp 12, sâu đất liền cấp 9, gây mưa 300-400 mm trong hai ngày 7-8/9.

Mùa sầu riêng và nỗi lo 'sầu tặc'

Mùa sầu riêng và nỗi lo 'sầu tặc'

09:10 18/06/2023

Các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên đang vào vụ thu hoạch trái sầu riêng.

Cố định tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4, nguy cơ mất lợi thế về sông nước của TPHCM

Cố định tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4, nguy cơ mất lợi thế về sông nước của TPHCM

12:00 26/08/2024

TPHCM chọn phương án cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn (nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức sang quận 7) có tĩnh không cố định...

IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS

IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS

04:20 09/05/2024

Từ ngày 1-1-2022 đến ngày 31-12-2022, Công ty IDP đã liên kết tổ chức thi và cấp 56.230 chứng chỉ IELTS dù chưa được cấp phép.

Tiếp nhận công dân tỉnh Quảng Ninh do Trung Quốc trao trả

Tiếp nhận công dân tỉnh Quảng Ninh do Trung Quốc trao trả

21:40 20/07/2023

Tiếp nhận anh D.C.H, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô và Công an huyện Bình Liêu đã lấy lời khai của thân nhân anh H, kiểm tra sức khỏe công dân và lập hồ sơ quản lý theo đúng quy định.

Công an bác bỏ thông tin “bắt cóc trẻ em” ở Hà Nội

Công an bác bỏ thông tin “bắt cóc trẻ em” ở Hà Nội

10:00 22/10/2023

Ngày 22/10, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an quận Hà Đông đã xác minh, làm rõ thông tin đăng tải trên mạng xã hội về người phụ nữ có hành vi bắt cóc trẻ em ở phường Văn Quán. Đây là thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Kiến ThứcCông an bác bỏ thông tin “bắt cóc trẻ em” ở Hà Nội1 Thông tin đăng tải trên mạng xã hội. Trước đó, ngày 19/10, một số trang mạng xã hội có đăng tải thông tin xuất...

XSMT 11/6 - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 11/6/2024 - XSMT thứ Ba

XSMT 11/6 - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 11/6/2024 - XSMT thứ Ba

05:40 11/06/2024

XSMT 11/6. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ Ba ngày 11/6/2024 sẽ được cập nhật trực tiếp trên VTC News. Kết quả các giải thưởng của XSMT ngày 11/6/2024 sẽ được công bố lần lượt từ giải nhất cho đến giải tám, cuối cùng là giải đặc biệt. XSMT 11/6 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 11/6/2024 - XSMT thứ Ba ngày 11/6 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 11/6/2024 được quay thưởng vào lúc 17h15, bởi 2 Công ty xổ số kiến...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới