Chính phủ giao Bộ Nội vụ có trách nhiệm rà soát, đề xuất việc bãi bỏ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển đổi này được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập ngày 03/02/2018. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước chuyên trách, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng quản trị doanh nghiệp nhà nước góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý tăng trưởng tốt, tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn có một số vấn đề hạn chế khiến cho mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động còn mang tính chất hành chính, không đạt được mục tiêu và kỳ vọng khi thành lập.
Trước đó, sáng 28/2, 18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao từ Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính.
18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao:
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tập đoàn CN than Khoáng sản Việt Nam (TKV)
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinahem)
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)
Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (VNA)
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC)
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)
Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)
Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)
Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2)
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)
Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe)
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 6, lượng nam châm đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ tăng 7 lần so với tháng 5.
Trước tình trạng nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng đất công để xây dựng, kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng...
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ước đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỷ đồng, cao gấp 76 lần so với cùng kỳ sau nửa đầu năm.
Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu ý tưởng hỗ trợ 3.300 xã phường cả nước bán nông sản online.
“Chảo lửa” khu Thiên Hà - Vinhomes Golden City chính thức bùng nổ trong 2 ngày 12 - 13.7 với sự kiện ráp căn hút hàng trăm nhà đầu tư....
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đồng thuận thông qua Cam kết Seville nhằm thiết lập một khuôn khổ toàn diện để xử lý các thách thức tài chính hiện nay, nhất là huy động 4.000 tỷ USD cho các SDG.
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu để các địa phương tham khảo trong quá trình quản lý đất đai.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 42001 dành riêng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm đã được giới thiệu và phân tích chuyên sâu tại sự kiện “Bức Tường An Ninh Số – Tiêu chuẩn vận hành trung tâm dữ liệu hiện đại” do Go Solutions và LightJSC phối hợp tổ chức ngày 3/7 tại Hà Nội.
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước. Đường bay Hà Nội-Tây An khai trương trong sự chào đón và chúc mừng của người dân, du khách tại hai địa phương.