Giải phóng phụ nữ trong tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

15:30 05/03/2023
Bác Hồ nói chuyện với phụ nữ đồng bào các dân tộc. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đó là một trong những mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mà suốt đời Người đã phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu lý tưởng đó. Đây cũng là sự nghiệp giải phóng chân chính, toàn diện và triệt để nhất trong tư tưởng của Người.

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng và có những đóng góp to lớn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang, vinh quang của dân tộc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân... mãi mãi tô đậm truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Sau khi giành độc lập vào năm 1945, cùng với kỷ nguyên mới của dân tộc, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất đáng ghi nhận. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả nước.

Cội nguồn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là nhà tư tưởng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nâng cao vị trí và vai trò của phụ nữ tương đương với nam giới. Người cũng là một trong những nhà tư tưởng và lãnh đạo tiêu biểu trên thế giới quan tâm đến công cuộc giải phóng phụ nữ. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ có nguồn gốc sâu xa, trong những năm tháng tuổi trẻ ở quê hương Nghệ Tĩnh nghèo khó, Người đã trực tiếp chứng kiến cuộc sống gia đình và xã hội.

Dưới chế độ nửa phong kiến nửa thực dân, phụ nữ Việt Nam bị áp bức, bóc lột đến cùng độ, bị khinh rẻ đến mức mất cả tư cách làm người. Thân phận và địa vị của họ bị ràng buộc bởi những quan niệm đạo đức phong kiến và những luật pháp phi lý của triều đình. Phụ nữ Việt Nam luôn phải chịu đựng tình trạng “một cổ hai tròng”, bị coi thường về vị trí xã hội và bị bọn thực dân bóc lột sức lao động, kinh tế, bị đàn áp về nhân phẩm và quyền lợi con người. Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội thì phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng tứ đức”, “chồng phải dạy vợ” (Khổng Tử), hoặc “đàn bà và trẻ con là khó dạy bảo: nếu cho họ gần thì họ khinh nhờn, nếu bỏ mặc họ thì họ thù oán” (Mạnh Tử).

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ và điều này thể hiện trong hầu hết các tác phẩm, báo chí, bài phát biểu của Người. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã viết một chương trong tác phẩm “Bản án chế độ thực Pháp” được xuất bản tại Paris, với chủ đề “Nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ”, để giới thiệu về thân phận của phụ nữ Việt Nam đến toàn thế giới. Trong chương này, Người viết rằng phụ nữ ở Việt Nam “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhà đoan, nhà ga”.

Tư tưởng giải phóng phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nguồn gốc sâu xa từ quá trình cứu nước, trong đó Người đã chứng kiến sự bất công, bóc lột và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Do đó, Người có cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng cùng cực, so sánh nỗi khổ nhục của phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước thuộc địa: “Mấy việc kể trên cũng đủ làm cho các chị em ở chính quốc nhìn thấy phụ nữ Việt Nam sống quằn quại trong cảnh lầm than và bị áp bức như thế nào rồi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, sự áp bức và nô dịch đối với phụ nữ và trẻ em trong các nước thuộc địa không chỉ là do các quan niệm lỗi thời và tư tưởng phong kiến, mà chủ yếu là do chế độ áp bức dân tộc và bóc lột giai cấp của chủ nghĩa thực dân. Ở Việt Nam, chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy phụ nữ Việt Nam vào con đường đói khổ và tủi nhục, do đó quyền lợi của phụ nữ phải được liên kết với quyền lợi của dân tộc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ đó, Người đã đề ra cách thức, con đường để giải phóng phụ nữ.

Con đường để giải phóng phụ nữ

Trước tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên quan điểm khoa học có tính thực tiễn với tư duy khách quan đã đánh giá vai trò quan trọng của người phụ nữ: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là dân của một nước thuộc địa, phụ nữ muốn thoát khỏi áp bức bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc thì phải tự mình đứng lên làm cách mạng. Để cứu nước và giải phóng dân tộc trong đó có giải phóng phụ nữ, theo Người không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Vì khi giải phóng dân tộc mới có thể thực hiện quyền tự do bình đẳng cho mọi người, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại, nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sống trong cảnh nô lệ đó thôi. Điều đó chứng tỏ rằng vì quyền lợi của đàn bà con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng”.

Từ quan điểm nhất quán đó Người thường xuyên giao nhiệm vụ cho Đảng Cộng sản: “Đảng và Nhà nước phải coi vấn đề giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ, bổn phận của sự nghiệp cách mạng”. Trong thư “Gửi phụ nữ toàn quốc” nhân kỷ niệm 30 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8.3.1960) Người viết: “Đảng và Chính phủ ta luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giải phóng phụ nữ liên quan chặt chẽ đến công cuộc cải cách xã hội, vì chỉ có sự tiến bộ trong chính trị, kinh tế, văn hóa, và luật pháp... mới tạo nền tảng cơ bản để thực hiện sự giải phóng phụ nữ. Theo tư tưởng của Người, giải phóng phụ nữ không chỉ bao gồm việc thoát khỏi ách nô lệ và chế độ phong kiến, mà còn bao hàm việc xoá bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và tạo mọi điều kiện để phụ nữ có thể phát huy khả năng của mình, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm rằng, “luật lấy vợ, lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội, giải phóng người phụ nữ, đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản trong đàn ông”.

Để giải phóng phụ nữ, phải bắt đầu hành động từ trong gia đình, đồng nghĩa với việc tạo ra quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, đây là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go của lịch sử nhân loại. Người phân tích: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em rửa bát, quét nhà, nấu cơm thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó. Vì trọng nam khinh nữ là một thói quen mấy nghìn năm để lại, nó ăn sâu trong đầu óc mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì vậy, vũ lực của cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, phải cách mạng từng người, từng gia đình đến toàn dân. To và khó nhưng nhất định thành công”.

Trong thời kỳ xây dựng đất nước, theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ còn là quá trình giải phóng sức lao động để tạo điều kiện cho mọi phụ nữ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Người nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt”.

Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có sự cảm thông và thương xót về số phận của phụ nữ mà Người còn tìm ra căn nguyên của sự bất bình đẳng, từ đó đề xuất các biện pháp giải phóng phụ nữ và khẳng định bằng các văn bản, quy phạm pháp luật. Điều 9 trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 khẳng định quyền bình đẳng nam nữ. Mặc dù, trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, tư tưởng về bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các Hiến pháp từ năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều xác nhận rằng, phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong mọi mặt của chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản khác như Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37 CT/TW, Chỉ thị 44/CT cũng đều đề cập đến vấn đề này.

Giáo sư Sử học người Mỹ - G.Steven từng nhận xét rằng: “Hai thế kỷ qua đã sản sinh ra những lãnh tụ chính trị nổi tiếng trên thế giới nhiều hơn tất cả các giai đoạn khác trong lịch sử. Trong số những lãnh tụ là nam giới đó, chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác nhau như nam giới. Chỉ có Hồ Chí Minh là thấy được rằng, phụ nữ đã phải chịu đựng gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa. Tất cả các lãnh tụ nói trên đều quan tâm sâu sắc đến công lý xã hội, cho toàn thể xã hội, nhưng chỉ có Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nói về chủ đề phụ nữ”.

Có thể bạn quan tâm
Con tôi nói bậy nên bị thầy giáo ghét

Con tôi nói bậy nên bị thầy giáo ghét

21:20 11/11/2023

Tôi có nên góp ý với giáo viên chủ nhiệm để nói lại cho thầy tiếng Anh chấm dứt tình trạng chèn ép, ghét, làm lơ học trò?

Mục tiêu 'phủ' vaccine phòng bệnh giá tốt của FPT Long Châu

Mục tiêu 'phủ' vaccine phòng bệnh giá tốt của FPT Long Châu

08:20 03/06/2024

FPT Long Châu đồng hành y tế dự phòng, cung cấp vaccine giá tốt phục vụ nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Tin tức sáng 1-11: Để y tế miền Tây thiếu máu kéo dài, sẽ kỷ luật cán bộ thiếu trách nhiệm

Tin tức sáng 1-11: Để y tế miền Tây thiếu máu kéo dài, sẽ kỷ luật cán bộ thiếu trách nhiệm

05:50 01/11/2023

Tin tức đáng chú ý: Bộ Y tế yêu cầu kỷ luật nếu không làm hết trách nhiệm, để thiếu máu kéo dài; Kỳ vọng xuất khẩu bưởi, thủy sản; Bộ Y tế cấp phép cho Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện phương pháp điều trị rung nhĩ mới...

Gần 700 thanh niên Hà Tĩnh tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV

Gần 700 thanh niên Hà Tĩnh tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV

05:20 06/06/2024

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư T.Ư Đoàn, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã thành lập 46 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 700 đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ thực hiện công trình đường dây 500kV mạch 3 qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

11.000 tô phở chuẩn bị xuyên đêm phục vụ thực khách phố núi Đà Lạt

11.000 tô phở chuẩn bị xuyên đêm phục vụ thực khách phố núi Đà Lạt

08:40 10/12/2023

Sáng 10-12, chương trình cộng đồng nhân Ngày của Phở 12-12 đã chính thức bắt đầu bên trong khuôn viên Trường đại học Đà Lạt.

Trường đại học Khoa học sức khỏe điều chỉnh cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm

Trường đại học Khoa học sức khỏe điều chỉnh cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm

17:30 04/06/2024

Trường đại học Khoa học sức khỏe (Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM cũ) công bố điều chỉnh cách thức nộp hồ sơ xét tuyển sớm năm 2024.

Giáo dục 24/7: Đình chỉ công tác giáo viên xúc phạm nữ sinh

Giáo dục 24/7: Đình chỉ công tác giáo viên xúc phạm nữ sinh

14:30 26/02/2023

Giáo dục 24/7 : Mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; Đình chỉ công tác giáo viên xúc phạm nữ sinh; Tuyển sinh 2023:...

Hàn Quốc bùng nổ tiêu dùng một người

Hàn Quốc bùng nổ tiêu dùng một người

10:50 04/07/2024

Park Ki-mook, 40 tuổi, chọn phần dưa hấu cỡ nhỏ nhất trong cửa hàng giảm giá mỗi khi thèm hoa quả vào mùa hè.

Tỉnh Đoàn Bắc Giang thắp sáng tài năng công nghệ nhí

Tỉnh Đoàn Bắc Giang thắp sáng tài năng công nghệ nhí

18:30 25/03/2023

Ngày 25/3, Hội đồng Đội tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày hội tiếng Anh và STEM năm 2023, với chủ đề “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí”.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới