- Thưa Đại tá Dương Hồng Anh, so với phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì phương châm "đánh chắc, tiến chắc", chúng ta phải huy động khối lượng vật chất gấp hàng trăm lần. Trong khi đó, từ hậu phương lên chiến trường Điện Biên Phủ rất xa, đường sá đi lại khó khăn. Chúng ta đã giải quyết "bài toán" hậu cần như thế nào?
Khi chuyển phương châm từ "đánh nhanh. giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", thời gian chiến dịch sẽ kéo dài. Trong khi đó, khối lượng phải bảo đảm rất lớn. Riêng ở tuyến chiến đấu, lúc cao nhất có tới hơn 87.000 người gồm khoảng 54.000 quân và 33.000 dân công. Lượng gạo cần cho tuyến chiến đấu là 16.000 tấn. Muốn có lượng gạo đó phải huy động lên tuyến chiến dịch 25.000 tấn.
Để giải bài toán hóc búa này, Tổng Quân ủy đã đề ra phương châm: Tích cực huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ xa tới Hội đồng Cung cấp đã huy động nhân dân các địa phương đóng góp hơn 260.000 dân công với hơn 18 triệu ngày công, hơn 25.000 tấn gạo, gần 2.000 tấn thực phẩm.
Đồng thời, chúng ta đẩy mạnh việc làm đường, sửa đường, như sửa 200km Hòa Bình - Sơn La; 300km đường Yên Bái - Sơn La, làm mới 89km Tuần Giáo - Điện Biên cho xe ô tô, phương tiện thô sơ cơ động; phá thác trên dòng Nậm Na cho bè mảng cơ động để nâng cao năng lực vận chuyển phục vụ chiến dịch.
Nhân dân Tây Bắc, tuy đời sống rất khó khăn vẫn dốc sức đóng góp lương thực thực phẩm cho chiến dịch. Theo tính toán, riêng nhân dân Tây Bắc đã đóng góp được 7.360 tấn gạo, chiếm gần 50% lượng gạo sử dụng tại tuyến chiến đấu. Giai đoạn cuối, khi vòng vây dần khép chặt, bộ đội ta còn tích cực đoạt dù của địch, thu chiến lợi phẩm bổ sung kịp thời cho các đơn vị chiến đấu.
- Theo tính toán thì để đưa được 1kg gạo lên chiến trường Điện Biên Phủ, chúng ta phải tiêu tốn 24kg gạo tổn thất dọc đường. Chúng ta đã có phương pháp vận chuyển thế nào để có thể bảo đảm đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm cho chiến dịch?
Ngành Hậu cần đã có những giải pháp để giải quyết tình huống này. Đó là tổ chức vận chuyển theo hình búp măng: Càng vào gần Điện Biên, càng ít lực lượng vận tải. Để tận dụng hết năng lực vận chuyển các loại phương tiện, ta sử dụng tối đa 628 ô tô vận tải hiện có, huy động tối đa các phương tiện thô sơ của Nhân dân như hàng ngàn ngựa thồ, gần 21.000 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng phục vụ vận chuyển cho chiến dịch thay cho việc huy động dân công gánh bộ.
Các đơn vị tự khai thác tạo nguồn hậu cần, có đơn vị lùa từng đàn bò từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên cung cấp thực phẩm phục vụ chiến dịch. Tổ chức đánh bắt cá, thu hái rau rừng, huy động thu mua lương thực, thực phẩm của đồng bào. Ở tuyến chiến dịch, khi pháo đã vào trận địa, Hậu cần đã đề nghị mượn xe kéo pháo để vận chuyển vật chất. Đã có 50% số xe kéo pháo tham gia vận chuyển vật chất hậu cần.
- Nhà báo Pháp Giuyn Roa cho rằng “Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà chính là bằng những chiếc xe đạp thồ 200 - 300kg hàng và đẩy bằng sức người”. Ông có bình luận gì về nhận định này?
Khi quyết định đưa quân lên giao chiến ở Điện Biên Phủ, Nava tin tưởng rằng, chúng ta không thể giải quyết được các khó khăn về hậu cần bảo đảm cho các đại đoàn ở miền rừng núi xa hậu phương. Thực tế diễn biến chiến dịch đã cho thấy bảo đảm hậu cần đúng là vấn đề hết sức khó khăn. Và bất ngờ lớn nhất đối với Nava chính là ở chỗ quân dân ta đã khắc phục được những khó khăn để bảo đảm hậu cần cho chiến dịch.
Để đổ lỗi cho thất bại ở Điện Biên Phủ, hạ thấp vai trò của quân và dân ta, một số chính khách và tướng lĩnh Pháp cho rằng, viện trợ của Trung Quốc là nhân tố quyết định vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng chính nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định rằng: “Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà chính là những chiếc xe đạp thồ 200, 300kg hàng được đẩy bằng sức người - những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilon".
Theo tổng kết, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, gạo viện trợ của Trung Quốc là 1.700 tấn, chỉ chiếm 6,8%. Số lượng này tuy không lớn nhưng rất đáng trân trọng. Còn lại hơn 93% lượng gạo cung cấp cho Chiến dịch là do toàn quân, toàn dân ta với nỗ lực phi thường đã huy động và vận chuyển đến bảo đảm cho chiến dịch.
Hình ảnh những đoàn xe đạp thồ nối nhau vận chuyển hàng lên Điện Biên, mãi là hình ảnh đẹp của công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nó gắn với truyền thống phát huy sức mạnh toàn dân, hậu cần nhân dân trong công tác hậu cần.
- Chiến tranh hiện đại ngày nay diễn ra trong thời gian ngắn, không gian rộng, chiến tuyến khó phân biệt. Chúng ta cần kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm bảo đảm hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ thế nào để có thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trong điều kiện mới, để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh, công tác hậu cần ngoài việc phát huy yếu tố truyền thống và kinh nghiệm bảo đảm trong các cuộc chiến tranh đã qua cũng cần phải làm tốt công tác chuẩn bị từ sớm từ xa từ khi nước chưa nguy. Đó là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế động viên, huy động các nguồn lực trong nền kinh tế - xã hội. Nhất là những vật chất trang bị mang tính lưỡng dụng tham gia bảo đảm hậu cần.
Như vậy, dù chiến tranh hiện đại, dù trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường nhưng khi toàn Đảng, toàn dân ta đồng thuận, tạo được sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát huy được sức mạnh toàn dân, thì việc huy động mọi nguồn lực trong dân, bảo đảm cho chiến tranh sẽ dễ dàng được thực hiện, để tiếp nối truyền thống chiến tranh Nhân dân, hậu cần toàn dân, để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- Xin cảm ơn Đại tá!
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định về việc điều động, bổ nhiệm nhân sự giữ chức Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 9/6/2023. Ông Đoàn Tấn Bửu giữ chức Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp thay cho ông Nguyễn Lâm Thái Thuận...
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, nhiều tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đang có hiện tượng...
Sáng 9/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tống Duy Mạnh, cựu Chủ tịch UBND xã và Trương Tiến Thanh Trang, cựu kế toán của UBND xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết. Các bị can bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, điều 224 bộ luật Hình sự. Hai bị can được Cơ quan CSĐT áp giải...
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, trong năm 2023, cơ quan điều tra đã khởi tố 28 vụ án, với 74 bị can về tội tham nhũng, chức vụ.
NGHỆ AN - UBND TP Vinh đang tiếp tục bố trí quỹ đất để xét giao đất cho những người đủ điều kiện được giao đất, trong đó có trường...
Một học sinh bị đâm chết khi cùng nhóm bạn kéo qua trường thuộc xã khác gây gỗ với một học sinh lớp 9 tại đây.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, chính quyền tỉnh Gia Lai tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Tại nhiều xã ở huyện vùng núi Ba Vì, Hà Nội, những mảnh giấy vụn, chai nhựa bỏ đi đều được chị em phụ nữ phân loại, góp vào “ngôi nhà xanh”, bán lấy tiền xây dựng Quỹ vì phụ nữ và trẻ em khó khăn trở thành việc làm vô cùng ý nghĩa, không chỉ góp phần thúc đẩy tái chế, tái tuần hoàn, bảo vệ môi trường mà còn giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn trong vùng.
Nghi ngờ nam thanh niên từ huyện khác đến rủ rê bạn gái mình đi làm nhân viên quán hát, Bùi Trí Phúc (ở Thạch Thành, Thanh Hóa) đã rủ thêm đồng bọn đến bắt giữ, tra hỏi nam thanh niên trên.