Sau mưa lại thấy cảnh nước ngập lênh láng khắp nơi, cống bung, đường nứt. Đây không phải câu chuyện mới ở khu Đông TP.HCM. Với địa hình cao nhưng ngập vẫn xảy ra, do đâu?
Hai trận mưa lớn ở khu vực TP Thủ Đức khiến nhiều tuyến đường xung quanh chợ Thủ Đức ngập nặng. Người dân có lý do để bức xúc khi tại đây vừa khánh thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân.
TP Thủ Đức hiện tại được sát nhập từ ba quận Thủ Đức, 9 và 2. Địa hình TP Thủ Đức hiện nay chia làm hai dạng chính: vùng đất có cao độ hơn 2m (so với mốc cao độ Hòn Dấu) chiếm khoảng 37% tổng diện tích.
Những khu vực này ít chịu ảnh hưởng bởi thủy triều nên việc tiêu thoát nước cơ bản thuận lợi, ít xảy ra ngập.
Vùng đất thấp còn lại có cao độ thấp hơn 2m chiếm khoảng 59% tổng diện tích. Các vùng này thường xuyên ngập nước do chịu tác động của thủy triều trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
Ngoài ra, Thủ Đức còn có vùng chuyển tiếp giữa vùng đất cao và vùng đất thấp chiếm khoảng 4% tổng diện tích, có độ dốc địa hình rất lớn.
Tiêu biểu như khu vực ngã tư Thủ Đức so với chợ Thủ Đức. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến khi mưa lớn xảy ra hiện tượng nước chảy ồ ạt như thác.
Trên địa bàn TP Thủ Đức có khoảng 219 tuyến sông, kênh, rạch, mương có chức năng giao thông thủy, tiêu thoát nước và tưới tiêu. Trong đó 197 tuyến kênh, rạch, suối, mương với chiều dài hơn 216km có chức năng tiêu thoát nước.
Một số tuyến kênh, rạch, suối không chịu ảnh hưởng thủy triều có kích thước lớn đóng vai trò trục tiêu thoát nước chính cho cả vùng như suối Nhum, suối Cái, kênh Ba Bò, rạch Nước Trong...
Tuy nhiên, không chỉ Thủ Đức "hưởng" mà còn chia sẻ cho một phần tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra còn có 145 tuyến sông, rạch có diện tích mặt nước khoảng 49,5km2. Tuy nhiên do thấp, trũng nên khả năng tiêu thoát nước của các kênh rạch này bị phụ thuộc thủy triều và nguồn nước từ thượng lưu đổ về.
TP Thủ Đức hiện có khoảng 704 tuyến cống, mương thoát nước với chiều dài khoảng 492km kết hợp với 85 van ngăn triều và 6 trạm bơm do Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức quản lý. Trong số này, đa số là tuyến cống có đường kính từ 400-800mm.
Tài liệu cho thấy hầu hết cống tại TP Thủ Đức đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước, không đồng bộ và có nhiều đoạn bị xuống cấp, hư hỏng.
Tại khu vực quận 2 cũ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đang tổ chức thực hiện dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2. Mục tiêu dự án trên là thu gom khoảng 80% lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận 2 cũ nhưng tới nay cũng chưa hoàn thành.
Có thể thấy bức tranh chung hệ thống thoát nước tại TP Thủ Đức hiện nay cơ bản chỉ có chức năng thoát nước chung (thoát chung cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Với hiện trạng này, tình trạng ngập sẽ vẫn còn tái diễn vì hệ thống thoát nước quá tải và chưa đồng bộ.
Bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết thống kê cho thấy Thủ Đức có tổng lượng mưa bảy ngày qua hơn 222mm, gần bằng lượng mưa cả tháng 5 theo trung bình nhiều năm. Ngày 15-5, mưa rất to (123mm) trong khoảng 1-2 giờ.
Trong mùa mưa năm nay sẽ còn nhiều trận mưa có vũ lượng từ 50-100mm, và ít nhất vài ba trận mưa 100-150mm hoặc hơn, đặc biệt trong các tháng 6, 7, 9, 10. Do vậy, chuyện ngập kiểu như những ngày qua sẽ còn xảy ra.
TP Thủ Đức cần chủ động cảnh báo người dân, bố trí người, đặt biển báo để không xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - phân tích kỹ về câu chuyện ngập của TP Thủ Đức, nhất là đối với khu vực chợ Thủ Đức.
Ngập nặng khu vực chợ Thủ Đức và lân cận ngay đầu mùa mưa chứng tỏ chúng ta đã tính toán dòng chảy chưa phù hợp với hạ tầng thoát nước khu vực này.
Thêm vào đó, sự chưa đồng bộ giữa các dự án khiến cho dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân quá tải khi phải "cõng" cho các tuyến khác.
"Quay lại tổng thể quy hoạch hạ tầng thoát nước Thủ Đức, tôi nghĩ cần khảo sát nghiên cứu đánh giá lại kể cả việc phát sinh hạ tầng thoát nước mới.
Trước hết phải có tư vấn khảo sát thực địa trong những cơn mưa có lưu lượng khoảng 70mm trở lên để vẽ bình đồ thủy lưu tầng khu vực và đánh giá các tuyến thoát nước hiện hữu. Từ đó điều chỉnh quy hoạch hạ tầng thoát nước cho phù hợp.
Việc quan trọng nhất vẫn là hướng tuyến lưu thoát, mục tiêu phải giảm tối đa nước về khu chợ Thủ Đức...
Lưu lượng dòng chảy theo tính toán lượng mưa tối đa và chia cho các tuyến hướng thoát khác nhau để tách dòng là có thể an toàn", ông Thuận góp ý.
Mưa lớn, lũ lụt ở Hàn Quốc trong tuần qua làm 33 người chết, trong đó có 7 người chết đuối trong đường hầm ở thị trấn Osong, tỉnh Bắc Chungcheong.
Mưa dông đã làm sập và tốc mái hơn 30 căn nhà ở Hậu Giang, trong khi Đồng Nai thiệt hại 1.000 tấn cá, Đắk Lắk có gần 4.500ha cây trồng bị ngập úng do mưa lớn kéo dài trong những ngày qua.
Sóc Trăng - Một vụ sạt lở bờ sông vừa xảy ra tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú. Chiều dài phần sạt lở khoảng 45m và ăn sâu...
Tin tức 24h: Cô dâu, chủ rể bị người yêu cũ hắt bùn khai báo với công an 'không muốn làm lớn chuyện'; Đề xuất mức tiền lương đóng bảo...
Quốc hội vừa phê chuẩn đề nghị của chánh án Tòa án nhân dân tối cao về bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Nam giữ chức vụ thẩm phán TAND tối cao.
Tin 20h ngày 14.6: Miền Bắc sắp mưa dông , chấm dứt nắng nóng gay gắt; Ngã Tư Sở có dấu hiệu quá tải trở lại?; Gần 14.000 căn hộ...
Video: Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia lý giải hiện tượng Hà Nội mù mịt sương trong sáng 2/2 Sáng 2/2, nhiều người bất ngờ khi thấy bầu trời Hà Nội chìm trong lớp sương mù trắng xóa, có thời điểm chất lượng không khí được đánh giá ô nhiễm nhất thế giới. Ngoài ra, tình trạng mưa phùn, nồm ẩm từ nhiều ngày nay cũng khiến cuộc sống của người dân Hà Nội và các tỉnh, thành thuộc đồng bằng Bắc Bộ bị đảo lộn, ảnh hưởng sức...
Tuyến đường tỉnh 543D bị sạt lở bốn điểm taluy dương trong khi khu vực bản Xốp Típ, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn bị sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông, các phương tiện và người dân không thể qua lại.
Khối lượng mưa đá ở Cao Bằng chiều 7/5 không nhiều, kích thước viên đá từ 0,5-1,5cm nên không gây thiệt hại nhiều về hoa màu; mưa đá khiến một số nhà dân bị thủng mái ngói.