Tháng 6.2017, một người chăn tuần lộc ở bán đảo Yamal phía tây bắc Siberia, Nga báo cáo về một vụ nổ lớn và khói bốc lên từ mặt đất. Cuối ngày hôm đó, một hố rộng 7m, sâu gần 20m, có các khối đất và băng bao quanh được phát hiện tại nơi xảy ra vụ nổ.
Cho tới nay, 17 hố tương tự, được người dân địa phương gọi là "hố đen" vì thường chứa đầy nước than bùn, đã được phát hiện.
Theo Forbes, có nhiều lý giải cho những hố đen này, bao gồm thermokarst - hố sụt trên mặt đất đóng băng, các cuộc thử nghiệm vũ khí bí mật, va chạm thiên thạch.
Gần đây, một giả thuyết mới xuất hiện cho thấy các hố đen này là những miệng hố hình thành do nhiệt độ ở Bắc Cực ấm lên làm lớp đất đóng băng bị suy yếu tới mức khiến các túi hóa thạch khí đốt bên dưới phát nổ.
Từ lâu, băng tan được coi là nguyên nhân dẫn tới các lỗ hổng trên mặt đất. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao những hố này chỉ được tìm thấy ở bán đảo Yamal và Gydan của Tây Siberia ở miền Bắc nước Nga.
Tác giả chính của nghiên cứu Helge Hellevang - giáo sư khoa học địa chất môi trường tại Đại học Oslo ở Na Uy - và cộng sự, đã tìm hiểu về lịch sử địa chất của các khu vực bị ảnh hưởng.
Cả hai khu vực đều nằm trên Nền cổ Nga và Siberia - tàn tích của một số lớp vỏ lục địa lâu đời nhất được tìm thấy trên Trái đất, nơi khí tự nhiên nóng thoát ra qua các đứt gãy địa chất. Điều này dẫn tới tích tụ khí trong lòng đất và làm bề mặt đóng băng bị suy yếu, khiến đất ở đây dễ bị sụp hơn.
Cách đây vài thế kỷ, vị trí những hố đen này vẫn được các hồ nhỏ bao phủ. Trong lớp trầm tích mềm dưới đáy hồ, các loại khí như metan và khí hydrat có thể tích tụ theo thời gian. Sau khi các hồ khô cạn, lớp trầm tích bề mặt bị đóng băng tạo thành nắp giữ cho các túi khí.
Tuy nhiên, khi khí hậu ấm lên, lớp này có khả năng bị vỡ, gây ra các vụ phun trào khí đột ngột và dẫn đến những vụ nổ hình thành các miệng hố.
Dữ liệu khí hậu từ Siberia cho thấy, nhiệt độ trung bình đã tăng lên trong thập kỷ qua. Điều này có thể giải thích cho việc các miệng hố thải khí bắt đầu hình thành trong 12 năm qua.
Phần lớn phía đông bắc Trung Quốc đã biến thành vùng lũ lụt, trong khi cơn bão mới chuẩn bị đổ bộ vào nước này.
Năm học 2024-2025, Trường tiểu học Tây Mỗ 3, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) được định hướng là trường chất lượng cao. Năm học này đã tuyển 460 chỉ tiêu. Các trường hợp không nộp hồ sơ theo thời gian quy định coi như không có nhu cầu.
Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đề cử ông Ola Olukoyede vào vị trí đứng đầu Ủy ban Tội phạm Kinh tế và Tài chính (EFCC), thay thế ông Abdulrasheed Bawa bị đình chỉ vì cáo buộc lạm dụng chức vụ.
Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030. Đề án nhằm nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Thủ đô đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong...
Từ ngày 1.3 tới, bệnh viện Việt Đức sẽ hạn chế các ca mổ phiên để ưu tiên vật tư, hoá chất cho việc mổ và điều trị các trường...
Liên quan đến việc hai cột trụ dưới tầng để xe của chung cư mini số 22 ngách 236/17 đường Khương Đình (phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) bị nứt toác, tối 24/2, UBND quận Thanh Xuân cho biết, toàn bộ các hộ dân đã di dời ra khỏi tòa nhà để đảm bảo an toàn. Cùng ngày, UBND quận Thanh Xuân đã có văn bản yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 22, ngách 236/17 đường Khương Đình (phường Hạ Đình)...
Tháng 9/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Belarus Lukashenko đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện bền vững, tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác song phương.
Sau phát biểu kêu gọi giương cờ trắng trong chiến sự Ukraine, Giáo hoàng Francis lại nói rằng 'hòa bình được đàm phán tốt hơn một cuộc chiến không hồi kết'.
Một tàu chở dầu của Nga treo cờ Panama đã bị trúng tên lửa của nhóm Houthi thân Iran khi đang trên đường đến Trung Quốc.