Gia Lai: Tăng hiệu quả kinh tế từ trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

10:20 14/06/2024

Việc chuyển đổi sang trồng sầu riêng VietGAP là minh chứng cho sự nỗ lực đổi mới, nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu nông sản của người dân Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng người thiểu số Jrai.

Mô hình hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, nông dân ở Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai đã mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.

Điển hình cho sự chuyển đổi tích cực trong cơ cấu cây trồng này là mô hình hợp tác trồng sầu riêng VietGAP tại xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Tham gia mô hình này, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học thay thế cho hoá học.

Nhờ vậy, vườn cây của các hộ dân tham gia mô hình đều sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chất lượng sản phẩm được nâng cao và góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thấy lợi ích mà mô hình đem lại, anh Rơ Châm Uy cùng với 13 hộ dân người Jrai khác tại làng Phung, xã Ia Mơ Nông đã tập hợp cùng nhau tham gia mô hình hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Anh Rơ Châm Uy chia sẻ nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, vườn sầu riêng 3 năm tuổi của gia đình anh trồng xen canh cây cà phê phát triển ổn định và hứa hẹn mang lại năng suất cao.

Tương tự, anh Rơ Châm Soa trú tại làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông cũng đã gặt hái thành công nhờ mô hình VietGAP. Anh Soa phấn khởi cho biết từ khi tham gia vào mô hình VietGAP, tất cả các quy trình chăm sóc vườn sầu riêng được gia đình anh chuyển sang hướng hữu cơ, sử dụng phân vi sinh, phân chuồng và thuốc sinh học.

Nhờ đó, vườn cây 0,5ha sinh trưởng rất tốt, cho trái to, múi dày, dự kiến sẽ cho thu hoạch khoảng 2 tấn sầu riêng chất lượng cao với giá bán 90 triệu đồng.

Ông Rah Lan Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, khẳng định rằng việc triển khai mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số Jrai.

Trước đây, bà con chủ yếu trồng cây ăn trái thường theo phương pháp truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi triển khai mô hình VietGAP, bà con được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất. Hiện toàn xã có khoảng 80ha sầu riêng, trong đó; nhiều vườn cây đã thu hoạch cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Păh, mô hình trồng sầu riêng VietGAP đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số.

Hiện huyện Chư Păh có khoảng 2.000ha cây ăn quả; trong đó có rất nhiều loại cây trồng có chứng nhận VietGAP, 4C, GlobalGAP, tập trung chủ yếu vào các loại cây như sầu riêng, chanh leo và chuối. Riêng sầu riêng có khoảng 200ha đã đạt chứng nhận VietGAP.

Ông Võ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Păh, cho biết từ năm 2021, huyện Chư Păh đã chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Mô hình liên kết, hợp tác trồng sầu riêng tiêu chuẩn VietGAP đang được cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương học tập và tham gia.

Điều này đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con, đồng thời hướng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách bền vững và hiệu quả.

“Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các chuỗi giá trị, liên kết sản xuất. Điển hình hiện nay là mô hình hợp tác trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đang được triển khai ở một số địa phương trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả bước đầu,” ông Tấn chia sẻ thêm.

Việc chuyển đổi sang trồng sầu riêng VietGAP là minh chứng cho sự nỗ lực đổi mới, nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu nông sản của người dân Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng người thiểu số Jrai.

Ngoài ra, còn cho thấy sự thay đổi tích cực trong quan niệm và tư duy sản xuất nông nghiệp của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ, từ canh tác truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.

Mô hình hợp tác trồng sầu riêng VietGAP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước./.

Có thể bạn quan tâm
Hành khách khẩn cấp rời máy bay vì sạc dự phòng bốc khói

Hành khách khẩn cấp rời máy bay vì sạc dự phòng bốc khói

18:10 01/02/2024

Toàn bộ 30 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn nhanh chóng được sơ tán ra ngoài bằng máng trượt khẩn cấp. Báo cáo ghi nhận không có ai bị thương trong vụ việc.

Làm việc với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương hiến kế cho Trung ương

Làm việc với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương hiến kế cho Trung ương

19:10 01/03/2024

Làm việc trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn các địa phương hiến kế cho các cơ quan Trung ương hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc, bởi chính địa phương mới biết thế nào là đúng.

Nhiều người dân Thanh Hóa 'thoát nghèo' nhờ trồng giống ổi lê Đài Loan

Nhiều người dân Thanh Hóa 'thoát nghèo' nhờ trồng giống ổi lê Đài Loan

07:30 21/08/2023

Hiện nay, toàn huyện Hà Trung (Thanh Hóa) có 500 hộ dân trồng ổi lê Đài Loan trên diện tích 200 ha; giá ổi lê Đài Loan được thương lái thu mua từ 5.000-10.000 đồng/kg.

Nga lên danh sách tài sản có thể 'rơi vào túi' phương Tây, ra tuyên bố quyết liệt cảnh báo

Nga lên danh sách tài sản có thể 'rơi vào túi' phương Tây, ra tuyên bố quyết liệt cảnh báo

12:20 13/01/2024

Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, Moscow sẽ đáp trả quyết liệt nếu tài sản của Nga tịch thu.

Ngư dân trúng 'lộc biển' đầu năm

Ngư dân trúng 'lộc biển' đầu năm

07:10 16/02/2024

TP - Ngày đầu năm, nhiều tàu cá ngư dân Phú Yên và Khánh Hòa khai thác cá ngừ đại dương xuyên Tết Giáp Thìn đã về cảng với “cá nặng đầy khoang”. Chuyến biển năm mới thuận lợi đã giúp bà con có thêm động lực bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Hoàn thành kiểm kê đất đai cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu trong tháng 10

Hoàn thành kiểm kê đất đai cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu trong tháng 10

16:30 11/10/2023

Đồng Nai - Ngày 11.10, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra thực tế tiến độ giải phóng mặt bằng dự án...

EVN đảm bảo cung cấp điện khi nhu cầu sử dụng tăng cao

EVN đảm bảo cung cấp điện khi nhu cầu sử dụng tăng cao

06:30 10/05/2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Nhọc nhằn mưu sinh ở chợ cá lúc rạng sáng

Nhọc nhằn mưu sinh ở chợ cá lúc rạng sáng

13:00 02/03/2024

Chợ cá Tam Tiến, huyện Núi Thành được xem là chợ cá lớn nhất nhì tại Quảng Nam . Đây là nơi mưu sinh của hơn 500 lao động bình...

Dự án cụm công nghiệp 11 năm chưa thành hình, không bị thu hồi

Dự án cụm công nghiệp 11 năm chưa thành hình, không bị thu hồi

10:30 18/04/2023

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị thu hồi đất đã giao cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang...

Co loi xay ra
Co loi xay ra