Theo đề án Bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023-2025, tỉnh Gia Lai phục dựng một số lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Bahnar và Jrai; mở các lớp dạy đánh chiêng.
Với kinh phí dự kiến gần 16,4 tỷ đồng, việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023-2025” đã mang đến luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn di sản trong vòng xoáy của các luồng văn hóa hiện đại.
Những năm gần đây, các không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng cũng rơi vào những thách thức lớn. Nhiều nghi lễ truyền thống, không gian văn hóa bản địa dần mai một trong đời sống cộng đồng các dân tộc.
Tình trạng chảy máu cồng chiêng, bản làng vắng hẳn những nhịp chiêng-xoang, im bặt những làn điệu sử thi mê hoặc lòng người đã không còn hiếm ở Gia Lai.
Trong nhịp sống vội vã, nhiều nét văn hóa hiện đại, ngoại lai dần khiến nhiều người thuộc trẻ đánh mất tình yêu đối với nhạc cụ truyền thống, những lễ hội bản địa và cả những nhiệt huyết trong công tác bảo tồn.
Để phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã thông qua Quyết định số 09/QĐ-UBND về việc triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023-2025.”
Đề án chỉ ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản, gồm điều tra, nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc về trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị độc đáo của di sản.
Đề án có 8 nội dung, dự án thành phần, như điều tra, khảo sát về cồng chiêng và người thực hành cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh; phục dựng một số nghi lễ, lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Bahnar và Jrai; tổ chức các lớp truyền dạy đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người Bahnar, Jrai; mở lớp tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cho cán bộ cấp huyện, xã...
Cùng với hội thảo khoa học kết hợp triển lãm ảnh về sinh hoạt cộng đồng có sử dụng cồng chiêng, tỉnh tổ chức Liên hoan cồng chiêng khu vực và Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên định kỳ 2 năm/lần.
Đặc biệt, Đề án đã xác định hai dự án quan trọng khác phải thực hiện là Khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thông qua việc xây dựng 6 mô hình nhà Rông-bến nước ở các địa phương và Xây dựng phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai.
Đề án được thực hiện nhằm tiếp tục duy trì, phát triển và nhân bản những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Qua đó, tạo tiền đề góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế-xã hội, là động lực cho ngành du lịch của địa phương phát triển./.
Ngày 16.8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đầu năm đến nay, địa phương ghi nhận gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết.
Lần đầu Diệu Nhi hút thuốc lá điện tử là hôm khai giảng lớp 7 khi được 9 đứa bạn kéo ra công viên Thống Nhất và đưa cho chiếc pod.
Thái Viết Minh Đức, 8 tuổi, ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, từng tưởng hết hy vọng, nay hồi phục sau ca ghép tế bào gốc.
Sau 1 tháng khởi động vòng đăng kí cuộc thi Greenwich Vietnam Flashmob 2024 đã nhận được hơn sự hưởng ứng của đông đảo các các bạn học sinh cấp 3 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với hơn 25 đội đến từ 25 trường THPT đăng ký dự thi.
Vào ngày 13/7 vừa qua, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam và 76 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Thị đoàn Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) tổ chức Lễ khánh thành công trình số hóa di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa Tiễn Đường sắt. Chứng tích của một thời bi tráng Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, trong cuộc chiến với không quân Mỹ, rất nhiều yết hầu giao thông ở Nghệ An trở thành những...
Hàn Quốc sẽ đơn giản thủ tục nhập cảnh, rút ngắn thời gian làm visa, nâng cao trải nghiệm nhằm thúc đẩy ngành du lịch.
Trong số 8 trường hợp F1 của ca bạch hầu ở Bắc Giang được xét nghiệm âm tính lần 1, đến chiều 10.7 có 1 trường hợp đã cho kết quả dương tính khi được gửi mẫu kiểm tra lần 2.
Trước giờ diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024, trời đổ cơn mưa tầm tã. Mặc cho mưa nặng hạt, các bạn trẻ tình nguyện viên của chương trình vẫn đội mưa lau khô sân khẩu, che ô cho các đoàn nghệ thuật khiến ai cũng cảm động.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu rõ Việt Nam đã có đủ 3 điều kiện cơ bản, cần thiết để có thể yên tâm công bố hết dịch COVID-19.