Đọc bài "Vợ bị thai lưu, mẹ tôi không một lần hỏi thăm", tôi thấy sự đối xử và bòn rút tiền bạc giống nhà tôi quá.
Tôi kết hôn năm 24 tuổi, năm nay vợ chồng 42 rồi, con vừa 6 tuổi, bằng phương pháp IVF. Nhà tôi có bốn anh em, nhưng em trai út không may qua đời từ bé, trên tôi có hai chị gái nhưng tất cả chỉ ở nhà chờ chồng đem tiền về dù đồng lương làm thuê của anh rể rất thấp, chưa đến sáu triệu mỗi tháng thời đó. Cha tôi thì không biết nói sao cho hết. Cha thấy chú kia làm ghe có tiền nên bán đất sắm ghe, đi được một năm, ghe không còn, đất thì bay. Thấy ai làm gì, cha mẹ tôi làm đó không có chút tính toán nào. Tài sản nhà tôi chỉ còn vỏn vẹn ngôi nhà dột nát và bốn công đất trồng dừa mà hai bác và năm cô ngăn cản mới còn.
Hai chị tôi được học tới cao đẳng, còn tôi xong lớp 12 thì nghỉ cùng ông đi làm thuê làm mướn, nhưng thật ra quê ở Bến Tre nên tôi đi lột dừa mướn từ năm lớp bảy. Ông bà nghĩ con gái là để sung sướng, còn con trai là trụ cột nên phải gánh vác. Cha tôi đi làm thuê cộng tiền vườn cũng được 7-8 triệu mỗi tháng.
Năm 24 tuổi, tôi kết hôn. Nhà vợ nghèo nhưng anh chị em đều sống vươn lên, đến giờ ai cũng có nhà 2-3 tỷ đồng. Vợ tôi rất giỏi, lúc cưới nhau, em bán rau ở chợ, tôi đi biển. Được một năm, thấy chồng lênh đênh cực khổ quá nên nghỉ gom tất cả vốn liếng lên Sài Gòn cùng nhau buôn bán hải sản, khô cá. Sau năm năm có dư nên đẩy mạnh thu mua và bỏ mối. Đến năm 35 tuổi, chúng tôi về quê mở vựa hải sản, giờ vừa đóng cọc xây căn nhà mơ ước.
Khi vợ chồng cưới nhau được ba tháng, mẹ tôi nói vì tôi là con trai nên phải đóng góp chi tiêu, giỗ chạp, trong khi lúc đó chúng tôi làm gì có nhiều tiền mà góp. Cưới xong, vợ tôi ở nhờ nhà đẻ vì chị gái và anh rể sống chung mà nhà chỉ có hai phòng ngủ, một phòng anh chị, phòng còn lại của cha mẹ. Tiền vàng cưới vợ, mẹ không cho tôi cắc nào. Năm đó chỉ cho vợ được đôi hoa tai và chiếc nhẫn cưới từ tiền tôi đi làm thuê. Cưới xong, mẹ kê khai hụt tiền này tiền kia nên bảo vợ chồng tôi làm trả từ từ dù trước đó cô tôi phụ ghi chép nói đám cưới tiền mừng khá, dư nhiều.
Cha tôi nghiện rượu từ lúc trẻ, ông chửi bới là chuyện nhỏ, bao nhiêu trận đòn roi tôi phải chịu đếm không xuể. Giờ ông thêm chứng thần kinh do nghiện rượu lâu năm, mỗi khi nhậu vào, hay đứng nói chuyện một mình cả tiếng. Khi có dư, tôi gửi tiền về cho mẹ sửa nhà và xây thêm phòng để khi vợ chồng tôi về có chỗ ngủ, nhưng xây xong thì làm phòng cho cháu trai. Vợ tôi ngại vì khi tôi bảo cháu qua ngủ với cha mẹ đỡ thì cháu gào khóc nói phòng của cháu, trong khi đó anh chị và cha mẹ không lên tiếng, nên chúng tôi ngủ nền nhà một hai hôm thì đi. Đồ ăn hải sản vợ tôi gửi mỗi tháng, mẹ đều nói của chị cả cho.
Khi chúng tôi 30 tuổi, vay thêm chút ít mua năm công đất dừa, mỗi tháng tiền bán tầm 4-6 triệu đồng, tôi cho mẹ hết phần đó, tiền tiêu thì cho riêng. Nhà vợ cũng y như vậy nhưng anh chị vợ cùng đóng góp nên cha mẹ vợ đến giờ sống nhàn với số tiền con cái biếu. Nhưng sau đó năm năm, cô tôi nói số tiền năm công dừa đó, mẹ tôi cho thẳng chị gái từ đầu, còn tiêu thì cho chị cả. Vợ tôi với bản tính nóng nảy, cảm thấy bị lợi dụng, khi có dịp về quê mời tất cả cô dì chú bác xuống ăn uống rồi sau đó kể rành mạch đầu đuôi từ năm cưới đến nay và đòi lại tất cả số tiền năm công dừa của năm năm qua.
Vợ tôi nói tất cả cá, khô, tôm, mực em gửi về cho năm miệng ăn, bao gồm cả gia đình chị mỗi tháng 2-3 triệu đồng giá sỉ, 20 ngày cả nhà thậm chí không cần đi chợ. Tiền dừa, tiền tiêu, vợ tôi gửi vì muốn hỗ trợ cha mẹ chứ nếu để cho chị gái làm của thì nghỉ, không rảnh vay đóng lãi để cho người khác hưởng. Tôi hơi bất ngờ nhưng không dám ý kiến vì tính vợ nóng. Từ đó về sau mỗi tháng năm triệu đồng, không có cá mực và không có thêm bất cứ khoản nào.
Sau này cha tôi nghỉ việc, mẹ xin thêm hai triệu mỗi tháng nhưng vợ không cho, đau ốm thì vợ sẽ chi vì em nói 5 triệu cộng 3-4 triệu tiền vườn đủ cho cha mẹ ăn uống rồi, anh chị ở chung thì đóng góp thêm vào. Thế rồi mẹ tôi sang tên căn nhà duy nhất cho chị gái giữa, bốn công đất vườn cho chị đầu, còn tôi là con trai thì không có phần nào. Sau đó ít lâu, anh rể giữa trụ cột chính bị bệnh cần tiền phẫu thuật, chị gái và mẹ gọi xin chứ không mượn vì không có khả năng trả. Tôi hỏi anh bệnh cần bao nhiêu, chị nói xin 40 triệu đồng. Vợ chồng tôi đến bệnh viện thăm và có đem ít quà biếu bác sĩ phẫu thuật chính và kíp trực, hỏi chi phí thuốc men thì được biết chỉ 25 triệu đồng. Về vợ chỉ đưa đúng 25 triệu đồng nhưng viết giấy mượn chứ không cho. Tuy nhiên tám năm trôi qua rồi, một cắc cũng không có, coi như vợ chồng tôi cho không.
Sau đó chị gái đầu hỏi mượn chúng tôi 20 triệu làm vốn buôn bán. Vợ nói cho chị mượn 10 triệu thôi và phải trả cho đúng trách nhiệm, nhưng đã năm năm trôi qua, chưa thấy buôn bán gì. Khi chúng tôi xây vựa, tôi có nói hai chị về làm cho tôi, tôi trả lương nhưng mẹ chê bai nếu có khả năng thì giúp làm chủ chứ chị mà đi làm thuê cho em, thiên hạ họ cười cho. Rồi vợ tôi bàn bạc hay em bỏ sỉ hải sản cho chị bán, có mối thì đến em lấy, không có thì thôi, không cần bỏ vốn. Mẹ tôi lại chê, khô cá thiếu gì người bán. Thế rồi vợ và mẹ tôi cãi nhau một trận, vợ nói mẹ tính mở tiệm vàng cho hai chị hay sao.
Vợ tôi định bỏ mặc luôn nhà chồng, nhưng thấy các cháu thiếu thốn lại thương. Tôi có được hôm nay là nhờ vợ nên vợ quyết gì tôi nghe đó. Lúc tôi chuẩn bị xây nhà, cha mẹ vợ đưa chúng tôi 300 triệu nói là tiền chúng tôi biếu mấy năm qua nay cha mẹ gửi lại, coi như bao năm qua giữ giùm con nhưng tôi không nhận. Anh chị vợ có lên tiếng nếu cần thì anh chị cho mượn. Tác giả hãy suy nghĩ cho thấu đáo và quyết liệt hơn nữa chứ kinh tế tác giả đi làm công thì không nhiều để gánh vác suốt như vậy đâu. Vợ tác giả chưa nói chứ thật ra chắc cũng chán nản rồi đó. Đừng để mất vợ, mất gia đình nhé.
Trọng Đức
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.
Những khách bộ hành trong trạng thái cổ gù, mắt nhìn xuống, đeo tai nghe, tay cầm điện thoại được ví như 'zombie' là một trong những nguyên nhân mất an toàn giao thông.
Tóm tắt Nhiễm virus chết người do virus ebola gây ra, dẫn đến chảy máu bên trong và bên ngoài sâu và cuối cùng dẫn đến suy nội tạng. Triệu chứng Khởi phát sốt đột ngột, mệt mỏi, đau đầu, tiến triển thành nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu không giải thích được có thể là bên ngoài hoặc bên trong. → Phương án điều trị phổ biến → Các câu hỏi để hỏi bác sĩ...
Các đơn vị trong cụm Đoàn trực thuộc sẽ triển khai hiệu quả Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè, các hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai các mô hình, cách làm mới để phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên; hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo, làm kinh tế, tự tin khởi nghiệp, lập nghiệp, hội nhập.
Thuốc insulin điều trị bệnh đái tháo đường - lô hàng thuốc đầu tiên do Novo Nordisk Việt Nam nhập khẩu trực tiếp tới Việt Nam hôm 9/7.
Số người Anh tử vong do những tai nạn bất ngờ như vô tình uống thuốc tẩy hoặc bị tủ quần áo đè tăng cao kỷ lục với hơn 20.000 người mỗi năm.
Sau 10 năm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, có thể...
Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện thành công ca cấy ghép gan lợn cho người đầu tiên trên thế giới.
Sáng 17/5, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức khánh thành hai công trình cầu thanh niên giao thông nông thôn tại xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề.
Theo ông Lê Quốc Minh, chuyển đổi số phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo cơ quan báo chí, sau đó mới bắt đầu chuyển đổi công nghệ.