Gây thiệt hại Nhà nước 12,3 tỉ đồng thông qua việc mua sắm kit test của Công ty Việt Á, 3 cựu cán bộ, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long được hưởng án treo.
Ngày 4-7, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long mở phiên xét xử sơ thẩm đối với cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cùng thuộc cấp gây thiệt hại cho Nhà nước 12,3 tỉ đồng và nhận của Công ty CP Công nghệ Việt Á 1,4 tỉ đồng.
Các bị cáo gồm Đoàn Văn Hùng - cựu giám đốc, Phan Thị Ngọc Thấm - cựu kỹ thuật viên trưởng phụ trách khoa sinh hóa - vi sinh - miễn dịch - sinh học phân tử và Đinh Thị Thanh Chi - cựu phó trưởng khoa dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Họ cùng bị cáo buộc tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, tháng 4-2021 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long giao Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Trần Tiến Lực - nhân viên kinh doanh Công ty CP Công nghệ Việt Á đến gặp trực tiếp ông Hùng để giới thiệu và đề nghị cho bệnh viện được tạm ứng kit test xét nghiệm COVID-19.
Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cũng yêu cầu các đơn vị y tế thuộc Nhà nước có nhu cầu sử dụng kit xét nghiệm COVID-19 phải soạn thảo công văn mượn hàng theo mẫu của công ty.
Nội dung ghi rõ "đơn vị cam kết sẽ hoàn thiện các thủ tục và thực hiện thanh toán số hàng đã tạm ứng trước theo đơn giá tại thời điểm mượn hàng", nếu không sẽ không cho tạm ứng.
Ông Hùng đã chấp nhận điều kiện này, chỉ đạo Thấm và Chi phối hợp làm thủ tục mượn hóa chất xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Bệnh viện đã ứng trước tổng cộng 15 lần gồm các loại hóa chất xét nghiệm, tách chiết, vật tư tiêu hao.
Tạm ứng 58.601 kit test xét nghiệm PCR COVID-19 và thực hiện thanh toán sinh phẩm cho Công ty Việt Á theo giá từng thời điểm. Cụ thể từ 367.000 đồng đến 509.250 đồng/kit. Trong khi, giá kit test Công ty Việt Á sản xuất tối đa chỉ 143.461 đồng/kit.
Từ tháng 5 đến tháng 9-2021, hai đơn vị này đã hợp thức hoá bằng cách làm hồ sơ 6 gói thầu cho Việt Á được chỉ định thầu theo thủ tục chỉ định thầu thông thường. Sau đó ký và thanh toán 4 hợp đồng với số tiền hơn 24 tỉ đồng.
Trong đó có mua bán 37.000 kit xét nghiệm COVID-19 với tổng số tiền là 17,6 tỉ đồng. Gây thiệt hại của Nhà nước 12,3 tỉ đồng.
Sau khi các hợp đồng mua bán được tất toán, Lực báo cáo Việt chi tiền hoa hồng ngoài hợp đồng, tương đương 20%. Tổng số tiền hoa hồng Việt chi đến tháng 8-2021 là hơn 3,3 tỉ đồng. Trong đó, ông Hùng nhận 1,4 tỉ đồng, Thấm nhận 850 triệu đồng và Chi nhận 100 triệu đồng.
Trong quá trình điều tra vụ án, Hùng, Thấm và Chi nộp lại tiền đã nhận của Việt Á. Tại tòa, ông Hùng thừa nhận có nhận tiền của Việt Á, nhưng đây chỉ là tiền cảm ơn, chứ không có thỏa thuận hay vòi vĩnh.
Ông Hùng cũng bào chữa rằng do thời điểm đó không nhận thức được việc mượn kít test là sai và tình thế dịch bệnh cấp bách nên không thể nào làm khác.
Thấm và Chi cũng cho rằng bản thân không đòi hỏi Công ty Việt Á chi hoa hồng, số tiền nhận là tiền cảm ơn.
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị cáo. Trong đó, bị cáo Hùng giữ vai trò chủ mưu nên đề nghị cần có hình phạt nghiêm khắc hơn 2 bị cáo còn lại.
Tuy nhiên, xét các bị cáo đi đầu trong công tác phòng chống dịch, có nhân thân tốt, gia đình có công.
Việc nhận tiền chỉ mang tính chất cảm ơn, đã nộp lại số tiền đã nhận và phía bị hại có yêu cầu giảm nhẹ cho các bị cáo nên có căn cứ để xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hùng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Thấm 2 năm tù và Chi 1 năm tù treo đều được cho hưởng án treo.
Ngày 30.3, các lực lượng Công an tỉnh Bình Dương đang khẩn trương truy tìm giám đốc người nước ngoài liên quan đến vụ nữ kế toán đang mang thai...
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4558/QĐ-UBND phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đỗ Xá - Quan Sơn (từ quốc lộ 21B đến đường...
Ngày 31.5, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Công đoàn Hàng không) tổ chức Tổng kết Tháng Công nhân; Tháng hành động về An toàn vệ sinh...
Liên quan đến việc ông Ngô Đức Thức - Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng (một ngôi trường có tiếng và bề dày lịch sử truyền thống ở TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị kỷ luật cảnh cáo, sáng 5/11, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, lý do ông này bị kỷ luật là do có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc điều hành, quản lý thu chi, tài chính. Cá nhân ông Thức còn liên quan trực tiếp đến vụ việc cô giáo Hồ Thị Tâm (giáo viên...
Ngày 28/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Lê Thị Ý Như (SN 1980, trú tại xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về hành vi 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Ngô Văn Quốc, 39 tuổi, cựu đại úy công an, bị phạt 8 năm 3 tháng tù do dùng súng AK cướp hai tiệm vàng và vứt tang vật ra đường.
Ông Nguyễn Văn Dương, nguyên trưởng phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hội An, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ để giúp doanh nghiệp trúng thầu.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những mối nguy hại tác động tới trẻ em là tình trạng phát tán, rò rỉ thông tin riêng tư, thông...
Bà Nguyễn Thị Giang Hương - Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, người bị mất 170 tỉ đồng trong tài khoản tiếp tục bị đề nghị cách chức Chủ tịch UBND huyện do không trung thực trong kê khai tài sản.