Hai tội danh nghiêm trọng đang chờ đợi một thiếu niên 17 tuổi sau khi người này bị cáo buộc cố ý gây ra vụ tai nạn tàu hỏa để quay phim và đăng tải lên mạng xã hội.
Một thiếu niên đã bị truy tố vì tội cố tình gây ra một vụ tai nạn tàu hỏa. Sự việc xảy ra vào ngày 21-4, khi một đầu máy của hãng đường sắt BNSF bị trật bánh tại Bennet, Nebraska, Mỹ.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do công tắc đường ray bị đặt sai vị trí. Vụ tai nạn khiến đoàn tàu va chạm với một toa chở than đang dừng đỗ, gây thiệt hại ước tính khoảng 350.000 USD (8,8 tỉ đồng). Rất may, không có thương vong về người.
Điều đáng nói, một thiếu niên 17 tuổi đã có mặt tại hiện trường khi vụ tai nạn xảy ra. Cậu ta thậm chí còn chủ động liên lạc với nhà chức trách để thông báo về vụ việc.
Tuy nhiên, chính hành động này cùng những lời khai mâu thuẫn sau đó đã khiến cậu ta trở thành nghi phạm chính.
Cụ thể, khi được điều tra viên của đường sắt BNSF hỏi về nguyên nhân vụ tai nạn, cậu ta đã trả lời: "Rõ ràng là có ai đó đã bật nhầm công tắc".
Không chỉ vậy, cảnh sát còn phát hiện một chân máy ảnh được lắp đặt tại hiện trường chỉ 4 phút trước khi vụ tai nạn xảy ra. Kiểm tra điện thoại của thiếu niên, cảnh sát phát hiện cậu ta đã quay lại toàn bộ vụ tai nạn.
Đoạn phim sau đó được đăng tải lên kênh YouTube ZUnit06, được cho là thuộc sở hữu của cậu. Qua quá trình điều tra, cậu thiếu niên thừa nhận mình có hiểu biết về cơ chế hoạt động của công tắc đường ray, loại công tắc được cho là đã bị can thiệp để gây ra tai nạn.
Hiện tại thiếu niên 17 tuổi này đang phải đối mặt với cáo buộc phá hoại tài sản, với mức phạt có thể lên tới 5.000 USD (126,5 triệu đồng). Tuy nhiên, các công tố viên đang xem xét chuyển hồ sơ vụ án lên tòa án dành cho người trưởng thành. Nếu bị kết tội tương đương một người trưởng thành, cậu có thể phải nhận mức án cao hơn rất nhiều.
Vụ phóng tàu vũ trụ chở 4 phi hành gia (2 của Mỹ, 1 của Nga và 1 của Saudi Arabia) bị hoãn đúng 2,5 phút trước giờ khởi hành dự kiến của chuyến bay ngày 27-2 lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Dữ liệu địa chấn mới cho thấy mỏ heli phát hiện hồi tháng 2 ở Minnesota lớn hơn ước tính ban đầu, giúp dự án tiến gần hơn tới khai thác thương mại.
Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh ngày 23.11 cho biết, thành tựu quan trọng trong việc chuyển đổi số của thành phố có phần...
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/5. Qua 10 năm triển khai, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được hơn 400...
Tên lửa Trung Quốc lao thẳng xuống đất ngay sau khi cất cánh. Ngày 30/6, RT cho biết, công ty công nghệ Tianbing Bắc Kinh (còn gọi là Space Pioneer) tiếp tục phóng thử tên lửa đẩy Thiên Long 3 nhưng hứng chịu thất bại nặng nề. Nguyên mẫu Thiên Long 3 bay được khoảng 15 giây thì bất ngờ mất độ cao và lao nhanh xuống đất nổ tung. Space Pioneer sau đó xác nhận vụ thử nghiệm Thiên Long 3 tại thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc...
Theo SCMP, nhóm nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (Trung Quốc) công bố báo cáo, giới thiệu chip Tianmouc có tốc độ xử lý hình ảnh kỷ lục. Họ cho biết, con chip có thể thu thập thông tin hình ảnh với tốc độ lên tới 10.000 khung hình mỗi giây, với độ chính xác 10 bit, dải tần nhạy sáng 130 decibel. Ngoài ra, Tianmouc cũng giảm 90% băng thông và duy trì mức tiêu thụ điện năng thấp. Trưởng dự án Shi Luping cho hay: “Đây là một con chip nhận...
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài kiến phàm ăn đang gây ra phản ứng dây chuyền đe dọa sư tử bởi chúng bị mất nơi ẩn nấp để rình mồi.
Câu chuyện về cô bé 12 tuổi lấy trộm xe bố để đi gặp người bạn quen qua mạng làm dấy lên cảnh báo cho phụ huynh về những mối đe dọa với con mình trong thời đại kỹ thuật số, cũng như đừng coi chúng chỉ là trẻ con khi nhìn vào điều con có thể làm.
Dữ liệu của Liên Hợp Quốc hôm 3/7 cho thấy Trung Quốc đang vượt xa các quốc gia còn lại trong số lượng các phát minh AI tạo sinh như chatbot. Hiện nước này đang xin cấp số bằng sáng chế nhiều gấp 6 lần so với đối thủ gần nhất là Mỹ. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), AI tạo sinh (Gen AI) - công cụ tự tạo ra văn bản, hình ảnh, mã máy tính và âm nhạc - đang bùng nổ với hơn 50.000 đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp trong thập kỷ qua....