Các địa phương trên cả nước đang gấp rút tuyển dụng, bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất… sẵn sàng cho năm học mới 2023 - 2024.
Nhiều chính sách thu hút sinh viên sư phạm giỏi
Vấn đề thiếu trầm trọng giáo viên là thách thức lớn nhất đối với các cơ sở giáo dục trước thềm năm học mới, đặc biệt là trong bối cảnh triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các địa phương đang có những giải pháp tháo gỡ tình trạng này.
Cô Nguyễn Thị Liễu - Hiệu trưởng Tiểu học Đoàn Kết (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, nhà trường đã chủ động tuyển dụng hợp đồng 4 giáo viên dạy Tiếng Anh. Nỗi lo thiếu giáo viên cho năm học mới đã được giải quyết, khắc phục tạm thời.
Cũng trên địa bàn Hà Nội, hàng loạt các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm... đang tuyển dụng viên chức ngành giáo dục công tác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn quận. Với nguồn tuyển mới này, các trường sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Nhiều địa phương còn đưa ra chính sách đãi ngộ hấp dẫn, thu hút sinh viên sư phạm loại giỏi ứng tuyển vị trí giáo viên.
Tiêu biểu như tỉnh Hưng Yên, từ ngày 1.8, giáo viên tiểu học tuyển mới được hỗ trợ 108 triệu đồng và giáo viên mầm non tuyển mới được hỗ trợ 162 triệu đồng/người. Kinh phí được Hưng Yên dự tính khoảng 300 tỉ đồng và thời gian thực hiện quy định này đến hết 30.12.2030.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
Bước sang năm thứ 4 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cô Nguyễn Thị Liễu nhận định, giáo viên đã được tập huấn về sách mới, chương trình mới. Các thầy cô cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng, định hướng phương pháp giảng dạy.
Thầy Nguyễn Văn Lực - giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà cũng đã cùng đồng nghiệp đến trường từ ngày 1.8, nhận nhiệm vụ, biên chế lớp học, rà soát các trang thiết bị, đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học mới.
“Chúng tôi gặp khó khăn về giáo viên, khó khăn về thiết bị dạy học chưa đáp ứng được kịp thời cho chương trình mới. Tuy nhiên, thầy cô khắc phục bằng cách tự làm các đồ dùng, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết giảng dạy của mình” - thầy Lực chia sẻ.
Với bậc THPT, năm nay là năm thứ 2 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điểm mới nổi bật là ngoài các môn bắt buộc, học sinh sẽ được lựa chọn môn học tự chọn dựa trên sở thích, đam mê định hướng nghề nghiệp.
Nằm trong trường thuộc Top đầu về điểm tuyển sinh đầu vào, Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chủ động trong việc xây dựng tổ hợp, bố trí nguồn lực để triển khai mô hình các lớp theo định hướng nghề nghiệp.
Cô Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, nhà trường đã họp với các tổ chuyên môn nhằm xây dựng các tổ hợp gắn với định hướng tương lai. Việc xây dựng tổ hợp còn căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và để phục vụ thiết thực cho học sinh sau này.
Hiện nay, IELTS đang là một trong những điều kiện được nhiều trường đại học, học viện lựa chọn để xét tuyển đầu vào.
Liên quan đến việc giáo viên Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Báo Lao Động đã có cuộc trò...
Ghi nhận đến tối 15.7, đã có 71 trường đại học công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực và điểm chuẩn theo phương thức đánh giá tư duy năm...
Ngày 8.8, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCLGD- ĐHQGHN) tổ chức...
Chiều 26.6, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển 5 phương...
Đề Toán thi lớp 10 làm khó nhiều thí sinh với các câu hỏi thực tế như tính diện tích khu vườn hay mức tiết kiệm pin khi dùng xe máy điện.
Sau một thời gian đưa vào chương trình giảng dạy, Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 7 thuộc bộ Cánh Diều đã được các giáo viên đánh giá rất...
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước sẽ được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ để học sinh, phụ huynh thuận tiện theo dõi.
Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) tặng tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển bằng nguyện vọng 1 vào trường học bổng trị giá 50% học phí kỳ đầu tiên.